HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Các khoản chi phí của người lao động được tính vào chi phí được trừ


Các khoản chi phí của người lao động được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019

Văn bản phát luật quy định các khoản chi phí của người lao động được tính vào chi phí được trừ như sau:

  • Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC

các khoản chi phí người lao động được tính vào chi phí được trừ

Dưới đây là các khoản chi phí của người lao động được tính vào chi phí được trừ

1/ Chi bảo hộ lao động, chi trang phục làm việc, BHXH, BHYT, BHTN-BNN, KPCĐ, Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ:

+  Theo  điểm 2.7, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC  được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC

 – Chi bảo hộ lao động: Tính theo thực chi nếu có hóa đơn, chứng từ

 – Chi trang phục làm việc:

    +  Nếu chi bằng tiền: Tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000 đ/người.

    +  Nếu chi bằng hiện vật: Không khống chế nhưng phải có hóa đơn, chứng từ.   

 – Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN-BNN, KPCĐ năm 2018 cụ thể tỷ lệ trích như sau: BHXH 17%; BHTN-BNN 0.5%; BHYT 3% và BHTN 1% (Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); KPCĐ 2% lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT

+  Theo khoản 3, điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC

– Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ: Được tính vào chi phí được trừ 3 triệu đồng/người/tháng với điều kiện:

+ Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động và không nợ tiền bảo hiểm bắt buộc

+ Doanh nghiệp phải ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng của các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ  tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.                                                                                  

MỘT SỐ LƯU Ý: Để Các chi phí liên quan đến người lao động được tính vào chi phí được trừ.

  +  Theo khoản 4, điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC:

-Các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào chi phí được trừ với số tiền không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp, bao gồm:

Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con  của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.                                              

- Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

 –  Phụ cấp tàu xe nghỉ phép theo quy định tại Bộ luật lao động.

2/ Các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

+Các quy định về tiền lương, tiền công, phụ cấp đối với DN Nhà nước áp theo chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ lao động.

+ Đối với các cơ sở kinh doanh khác sẽ căn cứ vào hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của mình để xây dựng định mức tiền lương, tiền công phù hợp.

Tiền ăn giữa ca sẽ do giám đốc doanh nghiệp hoặc chủ cơ sở kinh doanh quyết định nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước

3/ Chi thưởng sáng kiến; Chi cho lao động nữ và người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ.

+ Theo điểm 2.8, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC:

 – Chi sáng kiến, cải tiến sẽ được tính vào chi phí được trừ khi DN có quy chế cụ thể về chi thưởng sáng kiến, có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.

+ Theo tiết a, điểm 2.10, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC  được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi chi đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng mức quy định, bao gồm:

   + Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

   + Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

   + Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

   + Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

   + Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

   + Chi đào tạo lại nghề cho lao động nữ, chi khám sức khỏe, chi bồi dưỡng lao động nữ sau khi sinh con…

Khoản chi phụ cấp cho lao động nữ theo quy định được tính vào các chi phí liên quan đến người lao động được tính vào chi phí được trừ.

+  Theo tiết b, điểm 2.10, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC  được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

 – Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ khi chi đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng mức quy định, bao gồm:

Học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.         

Trên là bài viết các khoản chi phí của người lao động được tính vào chi phí được trừ

Các bạn xem thêm:

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo