HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Cách hạch toán tài khoản 133 thuế GTGT được khấu trừ theo thông tư 133


Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 133 thuế GTGT được khấu trừ theo thông tư 133/2016/TT-BTC và cách định khoản các nghiệp vụ kế toán liên quan tới tài khoản 133

Tài khoản 133  Thuế GTGT được khấu trừ theo thông tư 133 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.

Sơ đồ hạch toán tài khoản 133 thuế GTGT được khấu trừ theo thông tư 133/2016/TT-BTC

cách hạch toán tài khoản 133 thuế giá trị gia tăng đươc khấu trừ theo thông tư 133

 

Nguyên tắc của tài khoản 133 thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:

Tại điều 18 thông tư 133/2016/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 133 thuế giá trị gia tăng được khấu trừ phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:

“a) Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
 b) Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được 15 thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
 c) Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng trường hợp cụ thể.
 d) Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.”
 
Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản 133 thuế GTGT được khấu trừ theo thông tư 133 quy định như sau:
 

Bên Nợ:

Bên Có:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

 
Tài khoản 133 -­ Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
 
Tài khoản 1331 ­- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
Tài khoản 1332 ­- Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.
 
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tài khoản 133 thuế GTGT được khấu trừ:

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 133 và các tài khoản liên quan; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133 và các tài khoản liên quan, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:

3.1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, bất động sản đầu tư, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,  ghi:
Nợ TK 152 -­ Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 153 ­- Công cụ, dụng cụ (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 156 ­- Hàng hoá (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 211 ­- TSCĐ (2111, 2113) (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 217 ­- Bất động sản đầu tư (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 611 ­- Mua hàng (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK) ( giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331,. . . (tổng giá thanh toán).
3.2. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 154, 642, 241, 242, … (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 -­ Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 331,. . . (tổng giá thanh toán).
3.3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 632 -­ Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 ­ Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,. . . (tổng giá thanh toán).
3.4.  Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:
Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế), thuế GTGT, thuế nhập khẩu (NK), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường phải nộp (BVMT) (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:
Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 -­ Nguyên liệu, vật liệu (giá mua bao gồm các loại thuế: GTGT, NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 153 ­- Công cụ, dụng cụ (giá mua bao gồm các loại thuế: GTGT, NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 156 ­- Hàng hoá (giá mua bao gồm các loại thuế: GTGT, NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 211 ­- Tài sản cố định (giá mua bao gồm các loại thuế: GTGT, NK, TTĐB,  BVMT)
Có TK 331- Phải trả người bán
Có TK 3331 -­ Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 111, 112, …
Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 -­ Nguyên liệu, vật liệu (giá mua bao gồm các loại thuế: NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 153 ­- Công cụ, dụng cụ (giá mua bao gồm các loại thuế: GTGT, NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 156 ­- Hàng hoá (giá mua bao gồm các loại thuế: NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 211 ­- TSCĐ (giá mua bao gồm các loại thuế: NK, TTĐB,  BVMT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( 1331, 1332) (thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ)
Có TK 331- Phải trả người bán
Có TK 3331 -­ Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 111, 112, …
 
3.5. Ghi giảm thuế GTGT được khấu từ khi trả lại hàng kém phẩm chất, mất phẩm chất hoặc hàng đã mua được giảm giá:
Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán, các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và thuế GTGT đã trả lại cho người bán hoặc hàng đã mua và phần thuế GTGT được giảm giá, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT).
 
3.6. Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
 
3.6.1 Khi mua vật tư, hàng hoá, ghi:
Nợ TK các 152, 153, 156, (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 ­ Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 331,. . .
 
3.6.2. Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu:
 
cách hạch toán tài khoản 133 thuế gtgt được khấu trừ theo thông tư 133
 
– Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính ngay vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 ­- Giá vốn hàng bán
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
– Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn, phải phân bổ dần vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau:
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ vào chi phí trả trước để phân bổ cho các kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 242 ­- Chi phí trả trước
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
+ Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 ­- Giá vốn hàng bán
Có TK  242 ­- Chi phí trả trước.
 
3.7. Khi mua TSCĐ có hoá đơn GTGT dùng chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
3.7.1 Khi mua TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 211, 213
Nợ Tk 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332)
Có TK 111, 112, 331,. . .
3.7.2. Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu:
– Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tài khoản tập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 154, 642,…
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
– Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn phải phân bổ dần:
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ vào chi phí trả trước để phân bổ cho các kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 242 ­- Chi phí trả trước
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
+ Định kỳ, khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí, ghi:
Nợ các TK 154, 642,…
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
 
3.8. Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất xác định được nguyên nhân xử lý ngay, ghi:
Nợ các TK 111, 334,. . . (Số thu bồi thường)
Nợ TK 632 ­- Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ.
Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 ­- Phải thu khác (1381)
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 334,. . . (Số thu bồi thường)
Nợ TK 632 ­- Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 ­- Phải thu khác (1381).
 
3.9. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để xuất khẩu được khấu trừ, hoặc thuế GTGT đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ để khấu trừ hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định hiện hành:
Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ, hoàn thuế theo chế độ quy định được phản ánh như trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ trong nước (Xem hướng dẫn ở mục 3.1, 3.2, 3.3).
Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
3.10. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 -­ Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ.
3.11. Khi nhận được tiền Ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo