HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Cách hạch toán tiền ăn trưa ăn giữa ca mới nhất hiện nay


Hướng dẫn cách định khoản, hạch toán tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca cho người lao động - tiền ăn ca tính vào chi phí của Doanh nghiệp như thế nào

Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó

cách hạch toán tiền ăn ca ăn giữa ca

  • Trường hợp doanh nghiệp trả tiền mặt cho người LĐ, kế toán ghi sổ các bút toán:

 Nợ Tk 6421/6422/154

Có TK 334

Nợ TK 334

Có TK111

  • Trường hợp Doanh nghiệp Tổ chức ăn trưa, ăn giữa ca:

Nợ TK 6421/6422

Có TK 111

* Theo điểm g khoản 2 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 có nêu:
“ Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước”
(Hiện nay, mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn giữa ca không được vượt quá 680.000đ/tháng)

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương năm 2019

Tiền ăn ca tính vào chi phí của Doanh nghiệp như thế nào?
 Đối với thuế thuế thu nhập cá nhân
Theo hướng dẫn tại điểm g5, khoản 2, điều 2, chương I – Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân:
Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
 
 
Đối với thuế thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 6, Chương II Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau và không nằm trong các khoản chi nêu tại khoản 2, điều 6 (37 khoản không được trừ).
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (quy định mới).
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo