HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn


Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn công ty ngừng hoạt động theo công văn mới nhất của tổng cục thuế 

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn quy định như thế nào

Thời điểm mua hóa đơn

   Khi doanh nghiệp phát hiện hoặc được cơ quan thuế thông báo về những hóa đơn mua hàng hóa từ các doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định xem thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào trước hay là sau khi doanh nghiệp bỏ trốn. Có 2 trường hợp như sau:

a) Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn

   Trong trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

b) Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn

   Trường hợp hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét. Nếu doanh nghiệp thực sự có mua hàng của doanh nghiệp đó, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, đầy đủ, đúng quy định, thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

cách xử lý mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn

Theo công văn Số: 1167/CT-TTHT ngày 4  tháng 5 năm 2013

Hiện nay công tác quản lý, sử dụng hóa đơn tự in, đặt in của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn, phức tạp. Các đơn vị lợi dụng sự thông thoáng trong việc tạo và sử dụng hóa đơn, một số đối tượng sử dụng kê khai hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế đang diễn ra ngày càng nhiều.

Để kịp thời giúp cho doanh nghiệp kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn trong quá trình giao dịch. Tổng cục Thuế đã xây dựng Website tra cứu hoá đơn tại địa chỉ Tracuuhoadon.gdt.gov.vn với nội dung cung cấp các thông tin về hóa đơn do cơ quan Thuế và người nộp thuế (NNT) phát hành. Thông tin trên website được tập hợp từ các báo cáo, thông báo của các đơn vị phát hành hoá đơn (NNT và cơ quan Thuế) trên cả nước, theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trang Web: Tracuuhoadon.gdt.gov.vn giúp NNT và các tổ chức, cá nhân khác có thể tra cứu được các thông tin về hóa đơn bao gồm :

+ Đơn vị phát hành hóa đơn, thời gian phát hành hóa đơn và thông tin về hóa đơn như ký hiệu, từ số, đến số,..

+ Thông tin hóa đơn không còn giá trị sử dụng là các hóa đơn của NNT ngừng hoạt động, bỏ trốn mang theo hóa đơn,..

+ Thông tin hóa đơn đã báo mất, hủy, xóa bỏ trong quá trình sử dụng

+ Thông tin hóa đơn không có giá trị sử dụng qua kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế.

Việc tra cứu hóa đơn là việc làm vô cùng cần thiết khi công ty các bạn mua hàng của những nhà cung cấp mới: mới phát sinh giao dịch mua bán, mua hàng lần đầu, mới thành lập...

Dưới đây hocketoan.org sẽ hướng dẫn cụ thể về cách xử lý mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn như sau:

 1) Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT

    Khi doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.

2) Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT

   Trường hợp khi doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT rồi thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ tại chỉ tiêu 37 Mẫu số 01/GTGT.

    Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì:

* Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

* Cơ quan thuế kiểm tra những nội dung sau:

– Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).

– Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

– Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

    Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời doanh nghiệp phải cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3) Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp

   Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm, chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.

4. Trường hợp doanh nghiệp chưa được giải quyết hoàn thuế thì tạm dừng hoàn thuế theo hướng dẫn tại điểm 3 Công văn số 13706/BTC-TCT. Chỉ thực hiện tạm dừng đối với số hàng hóa của hóa đơn có dấu hiệu vi phạm đang được cơ quan chức năng thanh tra, điều tra; số hàng hóa không thuộc diện có dấu hiệu vi phạm được thực hiện khấu trừ, hoàn thuế đầy đủ, kịp thời theo quy định.

5. Trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ kê khai, hoàn thuế GTGT của mình. Trên cơ sở đó cơ quan thuế thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định. Trong quá trình thanh tra tại doanh nghiệp cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp để kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp này, xác minh, kết luận hành vi vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến các hóa đơn mà doanh nghiệp mua đã sử dụng để kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

6. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan thuế thực hiện lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Đối với trường hợp doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp liên quan đến các doanh nghiệp trung gian khâu trước có dấu hiệu vi phạm về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để doanh nghiệp tự kê khai điều chỉnh thuế GTGT nếu doanh nghiệp mua bán hàng hóa trước đó có vi phạm. Trường hợp doanh nghiệp tự kiểm tra, đối chiếu với các khách hàng liên quan khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ kê khai, hoàn thuế GTGT của mình. Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp theo đúng quy trình, thủ tục quy định và phải tổ chức thực hiện kiểm tra ngay sau đó theo đúng quy định.

Theo công văn Số:  1752  /BTC-TCT Bộ Tài Chính ngày 10  tháng  02  năm 2014

V/v Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Xem thêm bài: Xử lý hóa đơn sử dụng trước khi thông báo phát hành

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo