HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Chế độ thai sản mới nhất 2020 - Điều kiện, mức hưởng và thời gian hưởng


Chế độ thai sản mới nhất 2019 - Điều kiện, mức hưởng và thời gian hưởng

Chế độ thai sản mới nhất 2019

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) có vợ sinh con.

Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý: Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thủ tục làm hồ sơ chế độ thai sản

Đối với lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản Mẫu số C70A-HD (theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH BHYT Mẫu D02-TS.

Các trường hợp dưới đây, DN cũng phải có 2 mẫu là: Mẫu C70A-HD và Mẫu D02-TS

Đối với lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định gồm:

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi, gồm

  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp con chết, mẹ chết gồm:

  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết
  • Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Trường hợp nghỉ dưỡng sức:

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.

Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

  • Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Mức tiền được hưởng chế độ thai sản

NLĐ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật BHXH 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

  • Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật BHXH 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;
  • Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật BHXH 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
  • Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật BHXH 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Khi nào được nhận tiền thai sản

Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian giải quyết chế độ thai sản như sau:

  • Trong 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động.
  • Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Trong 10 ngày, kể từ nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả tiền thai sản cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh. Tối đa trong 20 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động sẽ được trả tiền thai sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản

Trường hợp sinh con thông thường

  • Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Sinh đôi trở lên, cứ mỗi con nghỉ thêm 1 tháng.
  • Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp nhận con nuôi

  • Trường hợp nhận con nuôi thì người mẹ được nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi

Trường hợp con chết

  • Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.
  • Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng, cụ thể như sau:
  • Con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
  • Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng

Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp mẹ chết sau sinh

Trường hợp mẹ chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.

  • Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.
  • Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.

Điều kiện lao động nữ được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con khi có đủ điều kiện sau đây:

  • Sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng;
  • Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
  • Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn theo quy định.

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo