HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại nội địa


Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tông hợp ... Vậy đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại nội địa hoạt động kinh doanh thương mại nội địa gồm những gì ?

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại nội địa

Kinh doanh thương mại có một số đặc điểm chủ yếu sau:

* Đặc điểm HĐKD: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi

và dự trữ hàng hóa.

* Đặc điểm về hàng hóa: Hàng hóa trong kinh doanh thương mại gổm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về hoặc hình thành từ các nguổn khác với mục đích để bán.

Hàng hóa trong đon vị có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như:

■ Phân theo ngành hàng: Hàng công nghệ phẩm, hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng tư liệu sản xuất, hàng tư liệu tiêu dùng, hàng hóa bâ't động sản...

- Phân theo nguồn hình thành: Hàng thu mua trong nước, hàng nhập khẩu, hàng nhận vốn góp...

Tùy theo hàng hóa kinh doanh và trình độ quản lý của mình mà môi doanh nghiệp chọn tiêu thức phân loại hàng hóa cho phù hợp. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, xác định được một cách chính xác kết quả kinh doanh từng mặt hàng, ngành hàng cũng như kết quả kinh doanh của từng bộ phận kinh doanh.

* Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa: Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại có thể theo một rìong 2 phương thức là bán buôn và bán lẻ.

- Bán buôn hàng: Là bán cho người kinh doanh trung gian chưa đến người tiêu dùng và thường với khối lượng lớn. Phương thức bán buôn hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm:

+ Bán buôn qua kho: Là phương thức luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại mà trong đó hàng hóa sau quá trình thu mua sẽ được nhập kho rồi mới xuất kho bán buôn với khối lượng lớn. Bán buôn qua kho có thể thực hiện theo 2 hình thức:

■ Bán buôn trực tiếp qua kho: Bên bán xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho bên mua. Sau khi bên mua kiềm nhận, toàn bộ sô" hàng hóa đã giao được chính thức tiêu thụ, quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua.

■ Bán buôn chuyển hàng qua kho: Bên bán xuâ't kho hàng hóa chuyển đến địa điểm giao hàng cho bên mua theo hợp đồng quy định. Trong thời gian từ khi xuất kho hàng hóa đến khi chưa được bên mua kiểm nhận, hàng hóa vẫn thuộc sỏ hữu của bên bán. Khi bên bán bàn giao hàng hóa cho bên mua, lượng hàng hóa được bên mua kiểm nhận mới thực sự tiêu thụ, quyển sở hữu của sô' hàng này mới chuyển từ bên bán sang bên mua.

+ Bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho: Là phương thức luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại mà trong đó hàng hóa sau quá trình thu mua sẽ được chuyển thẳng cho người mua mà không nhập kho. Bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho có thể thực hiện theo 2 hình thức:

■ Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: là hình thức bán buôn mà trong đó công ty thương mại phải chịu trách nhiệm thanh toán với bên bán về tiền mua hàng cũng như chịu trách nhiệm thu tiền hàng đã bán ở bên mua.

■ Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Là hình thức bán buôn mà trong đó công ty thương mại chi đóng vai trò là người trung gian, xúc tiên việc mua bán hàng hóa và hưởng hoa hồng.

- Bán lẻ hàng hóa: Là việc bán thẳng cho người tiêu dùng.

Phương thức bán lẻ hàng hóa cũng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bán lẻ thu tiền trực tiếp, bán lẻ thu tiền tập trung, bán hàng tự chọn, bán hàng tự động...

+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán nhân viên bán hàng làm giây nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ đổng thời kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định sô' hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.

+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó, tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách để khách đên nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca, hoặc hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định sô' lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giây nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.

+ Hình thức bán hàng tự chọn (tự phục vụ): Theo hình thức này khách hàng tự chọn lấy hàng hóa, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền. Nhân viên thu tiển kiểm hàng, tính tiền, lập hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hóa ở quầy do mình phụ trách.

+ Hình thức bán hàng tự động: là hình thức bán lẻ hàng hóa mà trong đó các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một loại hàng hóa nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi thanh toán tiền qua khe (lỗ) của máy bán hàng sẽ nhận được hàng hóa do máy tự động đẩy ra.

Ngoài các phương thức tiêu thụ trên, hàng hóa tiêu thụ trong kinh doanh thương mại còn theo các phương thức tiêu thụ tương tự các doanh nghiệp khác như bán trả góp, bán đại lý ký gửi...

* Đặc điểm về tô chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tông hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại...

* Đặc điểm về sự vận dộng của hàng hóa: Vận động của hàng hóa ữong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguổn hàng và ngành hàng (hàng công, nghệ phẩm, hàng lâm, nông sản, thực phẩm...). Do đó chi phí thu mua và thòi gian lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng.

 

Xem thêm : Kế toán thuế trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo