HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Cách Hạch Toán Tài Khoản 111 Tiền Mặt Theo Thông Tư 133


Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 111 tiền mặt theo thông tư 133/2016/TT-BTC và cách định khoản hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới tài khoản 111

Tài khoản 111 tiền mặt: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền Việt Nam, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.

Sơ đồ về hạch toán tài khoản 111 tiền mặt theo thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

cách hạch toán tài khoản 111 tiền mặt

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CỦA TÀI KHOẢN 111 – TIỀN MẶT THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC.

Tại điều 12 thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán tài khoản 111 phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:

“a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền Việt Nam, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.

b) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ,… theo quy định về chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

c) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

d) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.”

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 111 – TIỀN MẶT THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC.

Bên Nợ:

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ;

– Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Bên Có:

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ xuất quỹ;

– Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Số dư bên Nợ:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán.

Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tài khoản tiền mặt 111 theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 111 và các tài khoản liên quan; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111 và các tài khoản liên quan, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:

I. CÁC GIAO DỊCH PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN MẶT LÀ TIỀN VIỆT NAM.

1.1.Các nghiệp vụ thu tiền mặt của đơn vị

1.1.1. Thu tiền mặt về bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính,thu nhập khác:

a) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt:

– Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu ( kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 -­ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa có thuế )

Có TK 333 ­- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).

– Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp, ghi:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 -­ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bao gồm cả thuế).

Đồng thời, định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 -­ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ( chi tiết từng loại thuế).

b) Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thu ngay bằng tiền mặt:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111) (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 -­ Doanh hoạt động tài chính (giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 711 – Thu nhập khác(giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 -­ Thuế GTGT phải nộp (33311).

1.1.2. Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111)

Có TK 131 -­ Phải thu của khách hàng

Có TK 136 -­ Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 138 -­ Phải thu khác (1388)

Có TK 141 ­- Tạm ứng.

1.1.3. Thu hồi tiền đầu tư bằng tiền mặt, ghi

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch lỗ so với giá vốn)

Có TK 121 ­- Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có TK 128 -­ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá vốn)

Có TK 228 ­ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (giá vốn)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch lãi so với giá vốn).

1.1.4. Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 ­- Tiền mặt (1111)

Có TK 138 -­ Phải thu khác (1386)

1.1.5. Nhận các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 ­- Tiền mặt (1111)

Có TK 338 (3386) – Phải trả, phải nộp khác: Số tiền nhận cầm cố, ký quỹ, ký cược.

1.1.6. Rút tiền ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122).

1.1.7. Vay, nợ thuê tài chính phát sinh bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 ­- Tiền mặt (1111)

Có TK 341 –  Vay và nợ thuê tài chính.

1.1.8. Nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111)

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

1.1.9. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 ­- Tiền mặt (1111)

Có TK 333 (3339) ­- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

1.1.10. Thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 111 -­ Tiền mặt (1111)

Có TK 338 (3381) – Phải trả, phải nộp khác .

1.2. Các nghiệp vụ chi tiền mặt của đơn vị:

1.2.1. Chi tiền mặt nộp ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng: Chi tiền nộp ( gửi) vào ngân hàng

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

1.2.2. Chi tiền mặt đầu tư, ghi:

Nợ TK 121 ­- Chứng khoán kinh doanh: Chi tiền mặt mua chứng khoán

Nợ TK 228 ­- Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Chi tiền mặt để đầu tư liên doanh, liên kết; đầu tư khác.

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

1.2.3. Chi tiền mặt cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1386)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

1.2.4. Chi tiền mặt mua tài sản cố định.

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 2111 -­ Tài sản cố định hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT):

Nợ TK 2113 -­ Tài sản cố định vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT):

Nợ TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 2111 -­ Tài sản cố định hữu hình (giá mua bao gồm cả thuế GTGT):

Nợ TK 2113 ­- Tài sản cố định vô hình (giá mua bao gồm cả thuế GTGT):

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

1.2.5. Chi tiền mặt cho hoạt động các dự án đầu tư XDCB ( bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ hoặc sửa chữa lớn TSCĐ…)

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 ­- Xây dựng cơ bản dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

1.2.6. Chi tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng

– Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 -­ Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 153 -­ Công cụ, dụng cụ (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 156 -­ Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 157 -­ Hàng gửi đi bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 ­ Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

– Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 -­ Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Nợ TK 153 ­- Công cụ, dụng cụ (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Nợ TK 156 -­ Hàng hoá (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Nợ TK 157 – ­ Hàng gửi đi bán (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

– Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 -­ Mua hàng (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 ­- Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

– Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 -­ Mua hàng (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

1.2.7. Chi tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 331 -­ Phải trả cho người bán

Nợ TK 333 -­ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 334 ­- Phải trả người lao động

Nợ TK 335 -­ Chi phí phải trả

Nợ TK 336 ­- Phải trả nội bộ

Nợ TK 338 ­- Phải trả, phải nộp khác

Nợ TK 341 -­ Vay và nợ thuê tài chính

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

1.2.8. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh không qua kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Giá chưa thuế GTGT)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Giá chưa thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 ­- Tiền mặt (1111).

1.2.9. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh không qua kho và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Giá bao gồm cả thuế GTGT)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Giá bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 111 -­ Tiền mặt (1111).

1.2.10. Chi tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111).

1.2.11. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111)

II. CÁC GIAO DỊCH PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN MẶT LÀ NGOẠI TỆ.

Nguyên tắc kế toán:

– Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng tiền ghi sổ kế toán (đơn vị tiền tệ kế toán) theo nguyên tắc:

+ Bên Nợ tài khoản 111(1112) áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

+ Bên Có tài khoản 111(1112) được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế.

–  Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có tài khoản 111(1112), khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

+ Tài khoản 111(1112) không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.

+ Tài khoản 111(1112) còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ và toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.Tỷ giá để đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính ( theo điều 52, mục 1, tiểu mục 1.4, khoản 1.4.1, điểm b, thông tư 133/2016/TT­BTC)

– Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

(Tài liệu tham khảo tại điều 11 và điều 52 thông tư 133/2016/TT-BTC).

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:

2.1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ:

– Nếu bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá ghi sổ, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 217, 241, 611, 642,…(tỷ giá giao dịch thực tế)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền)

Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền).

– Nếu bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế:

+ Khi chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 217, 241, 611, 642,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm chi tiền)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)(theo tỷ giá giao dịch thực tế)

Có TK 111 – Tiền mặt (1112) ,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm chi tiền).

Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm chi tiền mặt hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm chi tiền mặt)

Có TK 111 – Tiền mặt (1112).

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn  tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm chi tiền).

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

2.2. Khi vay bằng tiền mặt là ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày vay, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá giao dịch thực tế)

Có các TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (Theo tỷ giá giao dịch thực tế).

2.3. Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền mặt là ngoại tệ ( nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ, …):

– Nếu bên Nợ các TK phải trả và bên Có tài khoản tiền mặt áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán, ghi:

Nợ các TK 331, 336, 338, 341, … (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111(1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

– Nếu bên Nợ các TK phải trả và bên Có TK tiền mặt áp dụng tỷ giá giao dịch để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán, ghi:

Nợ các TK 331, 336, 338, 341, … (tỷ giá giao dịch thực tế)

Có TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế).

Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm trả tiền hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả  hoặc tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền mặt và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ)

Có  các TK 331, 336, 338, 341,  111( 1112)….

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 331, 336, 338, 341,  111( 1112)….(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả  hoặc tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền mặt và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

2.4. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá giao dịch thực tế)

Có các TK 511, 515, 711,… (theo tỷ giá giao dịch thực tế)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp ( 33311) (nếu có).

2.5. Khi nhận ứng trước tiền của người mua bằng tiền mặt là ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ :

– Kế toán phản ánh số tiền nhận ứng trước, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá giao dịch thực tế)

Có TK 131- Phải thu khách hàng (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước).

– Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua:

+ Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước, ghi :

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (theo tỷ giá dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

Có các TK 511, 711 (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

+ Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu, thu nhập, ghi :

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu) (nếu thu ngay bằng tiền)

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu) (nếu khách nợ)

Có các TK 511, 711 (theo tỷ giá dịch thực tế tại thời điểm phát sinh doanh thu).

2.6. Khi thu được tiền nợ phải thu bằng tiền mặt là ngoại tệ ( nợ phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,…):

– Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (1112) (tỷ giá thực tế tại ngày thu nợ)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138,…(tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

– Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (1112) (tỷ giá thực tế tại ngày thu nợ)

Có các TK 131, 136, 138,…(tỷ giá thực tế tại ngày thu nợ).

Trong trường hợp này, ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điểm thu nợ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)

Có các TK 131, 136, 138,….

+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 131, 136, 138,…

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản phải thu nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ).

2.7. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có tài khoản tiền mặt thì tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

a) Nếu tiền mặt bằng ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo :

+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá :

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 111 – Tiền mặt (1112).

b) Nếu tiền mặt bằng ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch và toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tiền mặt bằng ngoại tệ (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh”.

+ Doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư cuối kỳ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch:

–  Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112)

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 111 – Tiền mặt (1112)

+ Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 413) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

2.8. Đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ cuối kỳ kế toán:

Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán sử dụng tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại tiền mặt là ngoại tệ cuối kỳ:

–  Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112)

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 111 – Tiền mặt (1112).

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo