HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN khi bán đất


Hướng dẫn cách tính thuế TNCN khi bán đất trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phát sinh nghĩa vụ tài chính như thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN khi bán đất thường xảy ra các trường hợp sau:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán đất

cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán đất

Đối với trường hợp bán đất phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2% (thuế suất).

(Thuế suất 2% được quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Ví dụ: Thửa đất có giá chuyển nhượng là 01 tỷ đồng thì thuế thu nhập cá nhân được tính là 01 tỷ x 2% =  20 triệu đồng.

Xem thêm bài: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phát sinh nghĩa vụ tài chính như thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Nhưng không phải tất cả các trường hợp khi bán đất đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp bán đất phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên bán sẽ nhận được một khoản tiền theo giá thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất cho người khác (không thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hai bên trong hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau về người có nghĩa vụ nộp thuế, nếu không có thỏa thuận khác thì căn cứ theo quy định của luật, bên bán đất là bên có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp bán đất không phải nộp thuế TNCN

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Trường hợp 2: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo