HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Mức phạt vi phạm luật kế toán sai tài khoản, sửa chữa,... 2021


Công tác kế toán trong doanh nghiệp luôn để lại những sai sót nhất do nhiều nguyên nhân từ kế toán viên gây ra. Hãy xem Nghị định 105/2013/NĐ-CP - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập xử phạt như thế nào nhé:

 

Mức phạt vi phạm luật kế toán sai tài khoản, sửa chữa,... 2021

I.  Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài Khoản kế toán - Điều 9

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài Khoản kế toán.

b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài Khoản kế toán do BTC ban hành hoặc mở thêm tài Khoản kế toán trong hệ thống tài Khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không áp dụng đúng hệ thống tài Khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

b) Không thực hiện đúng hệ thống tài Khoản đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

II. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán Điều 7

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán.

b) Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán.

b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán.

b) Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán.

c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.

 Nghị định 105/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013

 

 

Xem thêm : Lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2021 mới nhất

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo