HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Năm 2019 Cho người lao động thử việc 2 lần có bị phạt không


Năm 2019 Cho người lao động thử việc 2 lần có bị phạt không Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định

Năm 2019 Cho người lao động thử việc 2 lần có bị phạt không ? là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp, dưới đây hocketoan.org sẽ hỗ trợ trả lời câu hỏi trên dựa trên Khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP và điều 26 bộ luật lao động 2012 quy định:

cho người lao động thử việc quá 2 lần

Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

Cùng với mức phạt tiền nêu trên, người lao động còn phải trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động trong những ngày thử việc không đúng quy định.

 Như vậy, với hành vi yêu cầu người lao động thử việc trên 01 lần thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị buộc phải trả đủ 100% tiền lương cho công việc đó trong những ngày thử việc vượt quá bạn nhé.

Tại Bộ luật lao động hiện hành của nước ta có quy định như sau:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc.

Như Vậy, theo quy định này thì việc yêu cầu người lao động thử việc nhiều hơn 01 lần đối với cùng một công việc là hành vi vi phạm pháp luật về lao động bạn nhé.

Tham khảo thêm quy định về cho người lao động thử việc tại các doanh nghiệp như sau

Điều 26 Bộ luật lao động 2012 quy định về thử việc như sau:
"Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc."
Thời gian thử việc do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo về thời gian tối đa như sau:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Như vậy, theo quy định thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ thỏa thuận với nhau về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Các thỏa thuận về việc thử việc của các bên sẽ được quy định hợp đồng thử việc.
 
Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau
"Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, đối với 1 công việc chỉ được thử việc 1 lần, thời gian thử việc cũng được quy định mức tối đa với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên không được quá 60 ngày. Bởi vậy, gia hạn hoặc kéo dài thời gian thử việc là không được phép cho dù xuất phát từ nhu cầu của NSDLĐ hay nguyện vọng của NLĐ.
 
Trên thực tế, hầu hết NSDLĐ đều nắm rõ quy định về thử việc, tuy nhiên, do kết quả thử việc chưa đánh giá được sự phù hợp của nhân viên nên hai phía cùng có nhu cầu gia hạn thời gian thử việc. Tuy nhiên, việc gia hạn này là vi phạm pháp luật lao động và NSDLĐ là bên gánh chịu trách nhiệm pháp lý nặng nề nếu bị NLĐ kiện ra tòa án lao động
Việc vi phạm quy định về thử việc sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
“2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a)Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b)Thử việc quá thời gian quy định;
c)Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo