HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Những công việc kế toán cần làm của tháng 12


Những công việc kế toán cần làm của tháng 12 năm 2019 và lịch phải chuẩn bị các loại báo cáo cần nộp trong tháng 12/2019

Bước sang tháng 12 thì kế toán cần phải làm những công việc gì chúng tôi sẽ tóm lược lại những công việc kế toán cần làm trong tháng 12 để chủ doanh nghiệp có thể nắm được

công việc kế toán cần làm tháng 12

Những công việc kế toán cần làm của tháng 12

Trước ngày 03/12:  

Kế toán cần kiểm soát được tình hình biến động lao động của tháng 11 nếu có sự thay đổi cần phải làm thông báo tình hình biến động lao động áp dụng theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Ngày 20/12:

  • Nếu phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì cần phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của tháng 11 áp dụng tại Điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  • Phải nộp tờ khai thuế GTGT tháng 11 nếu kê khai theo tháng căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  • Phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của tháng 11 nếu kê khai theo tháng theo Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Ngày 31/12:

  • Trích nộp tiền bảo hiểm của tháng 12 theo Khoản 1 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.
  • Trích nộp kinh phí Công đoàn tháng 12/2019 theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

     

Để chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo thêm: Lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2020

Tiếp nữa là những công việc kế toán cụ thể cần làm vào cuối năm:

1. Xác định công nợ và lập trích dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định

Doanh nghiệp nào cũng sẽ có những khoản khách hàng nợ hoặc nợ đối tác khác. Trước khi kết thúc năm, doanh nghiệp cần hoàn thành các khoản nợ và lập trích dự phòng với nợ phải thu khó đòi. Kế toán phải xác định và lập trích dự phòng theo quy định như sau:

– Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: trích lập dự phòng 30%.

+ Từ 1 năm tới dưới 2 năm: trích lập dự phòng 50%.

+ Từ 2 năm tới dưới 3 năm: trích lập dự phòng 70%.

+ Từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%.

– Hạch toán:

+ Nợ TK 642.

+ Có TK 229.

2. Đối chiếu công nợ

Đối chiếu công nợ là công việc rất quan trọng cuối năm. Kế toán cần tìm ra nguyên nhân nếu có khoản chênh lệch công nợ. Nguyên nhân do người mua hay người bán rất quan trọng bởi nếu không kịp thời sẽ khiến doanh nghiệp gặp rủi ro về thuế và tài chính.

Ví dụ: Doanh thu ghi nhận muộn thì Thuế truy thu thuế tương ứng bởi phần doanh thu ghi nhận thiếu năm 2019, Nếu chi phí năm 2019 mà ghi nhận năm 2020 thì chi phí đó không đúng kỳ dẫn tới rủi ro thuế loại trừ chi phí của năm 2020.

3. Kiểm kê tài sản

Công việc kế toán cuối năm cần làm là kiểm kê tài sản. Công tác kiểm kê tài sản được thực hiện theo nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12/2019.

Linh động hơn cho doanh nghiệp, thực tế các doanh nghiệp có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Có thể trên biên bản kiểm kê doanh nghiệp vẫn chốt số liệu là ngày 31/12/2017 nhưng số liệu thực tế có thể khác.

4. Trích lập dự phòng hàng tồn kho

Kế toán cần phải lập hồ sơ trích lập dự phòng hàng tồn kho chặt chẽ theo Thông tư số 228/2019/TT – BTC. Nếu không đáp ứng yêu cầu của Thông tư trên thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

5. Xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bảng trích lập, xác định hàng tồn kho giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ: Tài khoản, tên hàng tồn kho, mã hàng. Thông thường, đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

Sau đó, kế toán cần hạch toán phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập:

Nợ TK 632.

Có TK 229.

6. Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

Kế toán cuối năm cần kiểm tra và xử lý chênh lệch số liệu giữa kiểm kê và sổ sách. Công việc này quan trọng, cần thiết, giúp chủ doanh nghiệp có đánh giá khách quan về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp mình.

7. Trích trước các khoản chi phí phải trả

Với những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả, kế toán cần lập trích dự phòng

– Hạch toán:

+ Nợ TK 6xx.

+ Có TK 335.

– Sang năm có chứng từ thì hoàn lại:

+ Nợ TK 335.

+ Có TK liên quan: 111,112,331…

8. Hạch toán lãi dự thu

– Nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm:

+ Nợ TK 1388.

+ Có TK 515.

– Sang năm nhận lãi hạch toán lại :

+ Nợ TK 112.

+ Có TK 138.

– Hạch toán thêm phần lãi chưa hạch toán dự thu:

+ Nợ TK 112.

+ Có TK 515.

9. Chạy phân bổ khấu hao, phân bổ TK 242 của tháng 12

Công việc kế toán cuối năm cần làm nếu kế toán thống nhất phân bổ theo hàng tháng.

10. Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng

Kế toán đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng theo nguyên tắc phải khớp.

Kế toán có thể thực hiện đối chiếu theo hình thức gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng.

11. Đăng ký mã số thuế cho người chưa đăng ký, làm hồ sơ người phụ thuộc để quyết toán thuế TNCN

Hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho cá nhân trong doanh nghiệp chưa đăng ký MST.

Ngoài ra, khi làm quyết toán thuế cần lưu ý cá nhân làm 2 nơi thì không được ủy quyền quyết toán thuế.

12. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ

Lưu ý không đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131, dư nợ TK 331.

– Hạch toán trường hợp lỗ:

+ Nợ TK 413.

+ Có TK 131, 331,111,112…

– Hạch toán trường hợp lãi:

+ Nợ TK 131,331,111,112.

+ Có TK 413…

Sau khi hạch toán xong xuôi, số dư TK 413 còn bao nhiêu thì kế toán hạch toán kết chuyển sang TK 515 hoặc 635.

13. Nộp tờ khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và báo cáo sử dụng hóa đơn năm 2019

– Kê khai theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

– Kê khai theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

– Kê khai theo năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.

– Doanh nghiệp kê khai theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.

– Tờ khai quyết toán năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

(Nếu doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động: Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định).

14. Hoàn tất đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định bắt buộc của Chính phủ

Quy định cụ thể về thời gian chuyển đổi và bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thể hiện tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/11/2018 như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trong vòng 2 năm (từ 01/11/2018 đến 31/10/2020).

– Kể từ ngày 1/11/2020, 100% doanh nghiệp trên cả nước bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

– Các doanh nghiệp mới thành lập sau 1/11/2018 thì buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử ngay từ đầu.

– Riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.

Nếu bạn chưa biết làm báo cáo tài chính thì lựa chọn ngay: Dịch vụ báo cáo tài chính   Với mức chi phí chỉ từ 500.000 VNĐ

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo