HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Khoản bồi thường cho người lao động mà doanh nghiệp phải trả


Những khoản bồi thường cho người lao động mà các doanh nghiệp phải trả.

Các doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh các khoản bồi thường thiệt hại phải trả cho người lao động, khi các hợp đồng lao động (HĐLĐ) được thực hiện sẽ cụ thể như sau:

Do sự đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật cần bồi thường thiệt hại

Dưới đây là một số trường hợp của người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ gồm :

  • Trong công việc người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Lưu ý: Hình thành cơ sở đánh giá dành cho người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ. Công ty phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp.

  • Vấn đề ốm đau của người lao động hoặc bị tai nạn đã được điều trị:
  • Không xác định thời hạn đối với người làm theo HĐLĐ trong 12 tháng liên tục.
  • Xác định thời hạn đối với người lao động làm HĐLĐ trong 06 tháng liên tục.
  • Quá ½ thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo hợp đồng mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12  tháng.

Khi sức khỏe của một người lao động bình phục, thì được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.

  • Đối với việc người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất giẩm chỗ làm việc do một vài vấn như hỏa hoạn, thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác.

Với một số lý do bất khả kháng khác như: Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; địch họa, dịch bệnh...

-Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc ( tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, tạm giữ…).

Công ty có nghĩa vụ bồi thường cho người lao động khoản tiền bằng tiền lương trong những ngày không được làm việc, cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ, khi có hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp.

Phải bồi thường thêm một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước nếu vi phạm thời hạn báo trước.

Thời gian thông báo người sử dụng lao động phải cho người lao động biết trước như sau:

Loại hợp đồng lao động

(HĐLĐ)

Thời hạn báo trước

HĐLĐ không xác định thời hạn

Ít nhất là 45 ngày

HĐLĐ có xác định thời hạn

Ít nhất  là 30 ngày

HĐLĐ theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng hoặc mùa vụ

Ít nhất là 03 ngày làm việc


Căn cứ: Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012

Người lao động khi bị tai nạn lao động, theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 :

·Trong giờ làm việc và tại nơi làm việc;

·Khi thực hiện công việc theo yêu cầu  của người sử dụng lao động ở ngoài giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc;

·Về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý hoặc trên các tuyến đường đi.

Đồng thời công ty sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn lao động nếu trong tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên:

  • Khi tai nạn lao động không phải do bản thân gây ra lỗi:
  • Nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% có ít nhất 1,5 tháng lương; sau đó cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.
  • Những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết sẽ có ít nhất 30 tháng lương.
  • Khi bị tai nạn lao động do lỗi chính bản thân gây ra:
  • Ứng với mức suy giảm khả năng lao động công ty có trách nhiệm chi trả một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên.
  • Doanh nghiệp sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc, ngoài khoản bồi thường đã nói trên.

 

Xem thêm bài: Cách xây dựng bảng lương năm 2019

 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo