HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Tài sản mang đi thế chấp có được trích khấu hao không 2021


Khi doanh nghiệp đi vay ngân hàng thường phải thế chấp một tài sản để đảm bảo khoản tiền vay. Tài sản mang đi thế chấp có được trích khấu hao không? Có được hạch toán khấu hao không?

Tài sản mang đi thế chấp có được trích khấu hao không 2021 

Doanh nghiệp có thể thế chấp tài sản cố định dưới hai hình thức như sau:

TH1: Trường hợp doanh nghiệp chỉ đem giấy tờ tài sản cố định đem đi thế chấp.

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 1 quy định về trích khấu hao tài sản cố định như sau:

“1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

…..

– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.”

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.2  quy định vê các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

…..

  1. b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
  2. c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.”

Căn cứ theo các quy định trên:

+ Doanh nghiệp đem giấy tờ của tài sản đi thế chấp thì doanh nghiệp vẫn được trích khấu hao tài sản đó do tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp không phải hạch toán việc đem giấy tờ tài sản đem đi thế chấp trên hệ thống tài khoản mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết về giấy tờ của tài sản đem đi thế chấp.

TH2: Trường hợp doanh nghiệp đem tài sản cố định đi thế chấp.

Khi doanh nghiệp đem tài sản đi cầm cố thế chấp thì phải ghi giảm tài sản cố định và không được tiếp tục trích khấu hao đối với tài sản đó. Doanh nghiệp cần phải ghi nhận tài sản đem đi cầm cố thế chấp theo nguyên tắc sau:

– Các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ, ký cược phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

– Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp ký cược, ký quỹ theo từng loại, từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ. Khi lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ hạn còn lại dưới 12 tháng được phân loại là tài sản ngắn hạn; Những khoản có kỳ hạn còn lại từ 12 tháng trở lên được phân loại là tài sản dài hạn.

– Đối với tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản ánh theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp.

– Hạch toán

+ Khi đem tài sản đem đi cầm cố thế chấp

Nợ TK 244 – Giá trị còn lại

Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn

Có các TK 211, 213 – Nguyên giá tài sản

+ Nhận lại tài sản cố định cầm cố, thế chấp:

Nợ các TK 211, 213 – Nguyên giá khi đưa đi cầm cố.

Có TK 244 – Giá trị còn lại.

Có TK 214 – Giá trị hao mòn.

 

Xem thêm : Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo