HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết 2021


Chúng ta có thể thấy rằng, tài sản cố định từ lâu đã trở thành cụm từ khóa không hề xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, Có nhiều yếu tố để có thể cấu thành và xác định đâu được gọi là tài sản cố định của công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, vẫn có thể xảy ra trường hợp vì một số lý do mà cần phải thực hiện thanh lý tài sản cố định.

Thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết  2021

Tài sản cố định là gì?

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào có hoạt động kinh doanh sản xuất đều cần có tài sản cố định. Nó là tư liệu sản xuất để phục vụ cho hoạt động cấu thành và tạo ra sản phẩm nah từ kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp. Nó đã trở thành một phần trong sự sống hay sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn có thể đưa doanh nghiệp phát triển lên theo chiều hướng tích cực. 

Bên cạnh đó, tài sản cố định thưởng mang giá trị lớn và được doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất lâu dài, ổn định qua rất nhiều chu kỳ và hoạt động. Đó chính là các hoạt động trong quá trình sáng tạo ý tưởng sản phẩm, sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, không phải bất cứ tài sản nào cũng có thể được gọi là tài sản cố định. Điều kiện để xem đó là tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT- BTC ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 là:

  • Đầu tiên, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
  • Tiếp đến là có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
  • Một điều kiện không thể thiếu đó là nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 vnđ trở lên.

Để xác định đâu là tài sản cố định thực sự cần nhiều yếu tố cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi vì một số nguyên nhân mà doanh nghiệp, tổ chức đó muốn thanh lý tài sản cố định, muốn nhượng bán tài sản cố định đó cho tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân khác. Chính vì thế chúng tôi sẽ giới thiệu và lưu ý với các bạn về vấn đề thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết và đã khấu hao.

Thủ tục thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết và đã khấu hao hết

Quy định về thanh lý tài sản cố định

Quy định này dựa theo thông tư 200/2014/TT – BTC điều 38 khoản 1 và thông tư 133/2016/TT – BTC điều 32 khoản 1.

Thực tế, khi khấu hao tài sản cố định nghĩa là đã được thu hồi vốn. Mặc dù vậy, nếu vẫn còn được đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức thì không được phép tiếp tục trích khấu hao tài sản cố định.

Nhận thấy rằng, thanh lý tài sản cố định là việc doanh nghiệp bán các tài sản cố định của mình bởi các lý do như:

  • Trước hết có thể là do tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa.
  • Ngoài ra, tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp giải thể,sáp nhập, nhượng bán.

Quy định thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết và đã khấu hao hết:

  • Khi có tài sản cố định thanh lý thfi doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Hợp đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thanh lys tài sản cố định theo đúng thủ tục, quy định và trình tự trong chế độ quản lý tài chính là lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” theo mẫu quy định.
  • Bên cạnh đó, biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, bản còn lại sẽ giao cho bộ phận quản lý và sử dụng TSCĐ.
  • Đối với các tài sản cố định đã được khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn nhưng mà vẫn còn sử dụng vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất thì sẽ không được tiếp tục trích khấu hao.
  • Đối với các tài sản chưa khấu hao hết (chưa thu hồi vốn) mà đã hư hỏng khi thanh lý thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để được bồi thường. Không những thế, phải bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi. Trong trường hợp nếu không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó. Và số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.
  • Đặc biệt, nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi. Hoặc là do giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

 

 

Xem thêm : Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo