HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất 2021


Hiện nay, các công ty và doanh nghiệp được thành lập và phát triển với quy mô và loại hình khác nhau. Việc sử dụng lao động trong các công ty là do nhu cầu của từng chủ sơ rhữu khi tiến hành hoạt động. Trong một số trường hợp quy định khi người lao động thôi việc thì đơn vị sử dụng lao động phải chi trả một khoản chi phí được gọi là trợ cấp thôi việc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất giúp mọi người hiểu rõ hơn về khoản chi trả này.


Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất 2021
 

Đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc

Hiện nay, nhà nước đã ban hành thông tư có nội dung hướng dẫn về trợ cấp thôi việc là Thông tư số 10/2020/TT – BLĐTBXH. Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021. Ngoài việc tìm hiểu các nội dung trong thông tư thì còn có các quy định liên quan đến trợ cấp thôi việc.

Bên cạnh đó, Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ – CP có hiệu lực từ 01/02/2021 hướng dẫn trợ cấp thôi việc, chỉ ra các đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc gồm:

  • Đầu tiên là người lao động đã làm việc thường xuyên đủ từ 12 tháng trở lên. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoảng 1,2,3,4,6,9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động như:
  • Hết hạn hợp đồng lao động trừu trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động.
  • Những người hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp động lao động.
  • Tiếp đến là người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc đối tượng được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Ngoài ra, người bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Đối tượng tiếp theo là người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Ngoài ra, cũng có thể người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc người này bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo rằng không có người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp động lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động.

Xác định thời gian làm việc trong trợ cấp thôi việc

Về nội dung này, theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ – CP có chỉ ra rằng, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian thực tế mà khi người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động rồi trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tuân theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thông việc.

Xác định tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

Theo thông tư số 10/2020/TT – BLĐTBXH – thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất đã nêu ra tiền lương làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việ clà tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động, bao gồm:

  • Nội dung đầu tiên là mức lương theo công việc hoặc chức danh : Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh dựa trên thang lương hoặc  bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Điều này phải tuân  theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật lao động. Bên cạnh đó, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì bạn phải ghi mức lương tính theo thời gian để từ đó có thể xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
  • Tiếp theo là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc hoặc điều kiện sinh hoạt mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoạt tính đến chưa đủ.
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể vùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và ngay cả khoản chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

 

 

Xem thêm : Chi nhánh hạch toán phụ thuộc con dấu riêng không 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo