HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Tuần Hoàn Của Vốn Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp


Tuần hoàn của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là sự vận động vốn liên tục qua các giai đoạn khác nhau và tạo thành một chu kỳ khép kín

Trong quá trình sản xuất, vốn kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau. Qua mỗi giai đoạn vận động(mua hàng, sản xuất và tiêu thụ), vốn kinh doanh không ngừng biến đổi cả về hình thái biểu hiện lẫn quy mô.

Trong giai đoạn cung cấp(mua hàng), các đơn vị kinh tế phải dùng vốn tiền tệ để mua sắm những tư liệu sản xuất cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất. Kết quả là vốn kinh doanh dưới hình thái tiền tệ được chuyển thành vốn dự trữ cho sản xuất.

Giai đoạn sản xuất là giai đoạn kết hợp giữa lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Như vậy, trong quá trình này luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập là chi phí về lao động sống (V), chi phí khấu hao tài sản cố định (C1) và chi phí về vật liệu dụng cụ nhỏ(C2). Kết quả thu được có thể biểu hiện dưới dạng thành phẩm, nửa thành phẩm, khối lượng công việc hoàn thành. Trên cơ sở tìm biện pháp tăng thu và giảm chi, doanh nghiệp mới có được lợi nhuận. Như vậy ở giai đoạn này, vốn kinh doanh không chỉ biến hóa về hình thái mà còn thay đổi về lượng giá trị, tạo ra lượng giá trị mới của sản phẩm hàng hóa

Ở giai đoạn tiêu thụ, vốn kinh doanh được chuyển hóa từ hình thái hiện vật(hàng hóa, thành phẩm) sang hình thái tiền tệ với số tiền lớn hơn số vốn ứng ra ban đầu. Phần chênh lệch này chính là phần được sáng tạo ra ở khâu sản xuất, được thực hiện ở khâu tiêu thụ và biểu hiện dưới dạng hình thái lợi nhuận được coi là kết quả tài chính của doanh nghiệp

tuần hoàn của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Như vậy, vốn kinh doanh trong quá trình tuần hoàn luôn có ở tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất và thường xuyên chuyển từ dạng này sang dạng khác. Các giai đoạn này được lặp đi lặp lại theo chu kỳ mà mỗi giai đoạn của quá trình kinh doanh vốn được đầu tư vào nhiều hơn. Chính yếu tố này đã tạo ra sự phát triển của các doanh nghiệp theo quy luật tái sản xuất mở rộng

Khác với hoạt động sản xuất, các hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông (thương mại) chỉ thực hiện chức năng mua và bán. Do đó, vốn kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động này chỉ vận động qua hai giai đoạn: T – H – T’.

Ở giai đoạn I: Vốn từ hình thái tiền tệ, chuyển thành hàng hóa dự trữ cho tiêu thụ

Ở giai đoạn II: vốn hàng hóa được đưa ra đi bán để thu hồi tiền hàng. Số tiền thu về cũng phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi(lợi nhuận).

Lợi nhận thương mại cũng chính là 1 phần lợi nhận trong hoạt động sản xuất nhưng thực hiện (chuyển nhượng) ở hoạt động lưu thông

Nét đặc biệt trong các đơn vị tín dụng ngân hàng (kinh doanh tiền tệ) là vốn kinh doanh không thay đổi hình thái vật chất nhưng vẫn lớn lên sau quá trình vận động T – T’. Tính đặc thù này là kết quả được thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh; vốn kinh doanh đã thay đổi hình thái trình quá trình kinh doanh của các đơn vị sử dụng, phần giá trị dôi ra do các đơn vị sử dụng “nhượng lại” cho các đơn vị tín dụng. Tương tụ như vậy là hoạt động tài chính công, song ở đây, không có mục tiêu sinh lời

Như vậy, trong bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, vốn cũng vận động liên tục qua các giai đoạn khác nhau. Sự vận động của vốn, xét trong một quá trình liên tục, kế tiếp nhau theo một trật tự xác định để tạo thành một chu kỳ khép kín gọi là sự tuần hoàn của vốn kinh doanh. Từ một hình thái cụ thể nhất định, sau quá trình vận động, vốn trở lại hình thái ban đầu gọi một vòng tuần hoàn hay một lần chu chuyển.

Trong quá trình tuần hoàn, vốn kinh doanh không chỉ biến đổi về hình thái mà quạn trọng hơn là biến đổi cả về lượng giá trị. Những thông tin về sự biến đổi này rất cần thiết cho việc tìm ra phương hướng và biện pháp thường xuyên nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình tái sản xuất – quá trình vận động và lớn lên của vốn.

Vì vậy, lấy quá trình tuần hoàn vốn làm đối tượng nghiên cứu quá trình tái sản xuất đưa ra hạch toán kế toán vào vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế

Như vậy, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của đối tượng hạch toán kế toán là:

  • Luôn có tính hai mặt, độc lập với nhau cân bằng với nhau về lượng
  • Luôn vận động quá các giai đoạn khác nhau nhưng theo một trật tự xác định và khép kín sau một chu kỳ nhất định
  • Luôn có tính đa dạng trên mỗi nội dung cụ thể
  • Mội loại đối tượng cụ thể của hạch toán kế toán đều gắn liền trực tiếp đến lợi ích kinh tế, đến quền lợi và trách nhiệm của nhiều phía khác nhau

Những đặc điểm này cũng chi phối việc hình thành hệ thống phương pháp hạch toán kế toán

Bài viết tiếp theo: Ý nghĩa phương pháp chứng từ và các yếu tố cấu thành

Bài viết trước: Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo