HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Tỷ giá ghi sổ kế toán được xác định như thế nào?


Theo TT 133 Tỷ giá ghi sổ kế toán được xác định như thế nào, nguyên tắc áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán ra sao. Bài viết dưới đây xin giải đáp tất cả câu hỏi

Tại mục 1.3, Điều 52 133/2016/TT­BTC  hướng dẫn, quy định cách xác định Tỷ giá ghi sổ kế toán

Tỷ giá ghi sổ kế toán

Cách 1. Xác định tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh.

Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.

Nguyên tắc áp dụng Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh:

Theo thông tư 133, Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh để hạch toán đối với:

+ Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

+ Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán khi nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ của người bán.

Cách 2. Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ).

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị (theo đồng tiền ghi sổ kế toán) của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

Nguyên tắc áp dụng Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền:

Theo thông tư 133, Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán đối với:

– Bên Có các tài khoản tiền (TK 111, 112).

– Bên Có các tài khoản phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua),

– Bên Nợ các tài khoản phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán).

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo