HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Yêu Cầu Và Nguyên Tắc Của Phương Pháp Tính Giá


Phương pháp tính giá là gì? Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá được Kế Toán Minh Việt chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Phương pháp tính giá:

Phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, phương pháp là tính giá dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết và xác định giá trị tiền tệ để thực hiện các phương pháp phản ánh khác của kế toán. Về thực chất, tính giá tài sản là phương pháp xác định giá trị ghi sổ của tài sản

Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhờ sử dụng phương pháp tính giá, kế toán đã theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế tón bằng thước đo tiền tệ. Đồng thời, nhờ có phương pháp tính giá, kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm. Từ đó, so với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng. Có thể nói, không có phương pháp tính giá thì các doanh nghiệp không thể thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh được

Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá

2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá

Yêu cầu của phương pháp tính giá

Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra về giá trị các loại tài sản của mình, phương pháp tính giá phải đảm bảo các yêu cầu đưới đây:

  • Chính xác: Việc tính giá cho các loại tài sản phải bảo đảm chính xác, phù hợp với giá cả đương thời và phù hợp với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thông tin do tính giá cung cấp sẽ mất tính xác thực, không đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc đề ra quyết định kinh doanh. Tính giá chính xác còn cho thất sự khác biệt chủ yếu giữa các thước đo dùng trong hạch toán
  • Thống nhất: Việc tính giá phải thống nhất về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế quốc dân và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán ra mới đảm bảo só sánh được giữa các thời kỳ và các doanh nghiệp với nhau. Qua đó, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau

Nguyên tắc của phương pháp tính giá

Để thực hiện tốt các yêu cầu tính giá, ngoài việc đòi hỏi người làm kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành, chấp hành tốt các quy định tính giá, kế toán còn phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:

Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp

Nhìn chung, đối tượng tính giá phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất và tiêu thụ. Đối tượng đó có thể là từng loại vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào: từng loại sản phẩm, dịch vụ thực hiện…

Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, đối tượng tính giá có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại. Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng tính giá phải dựa vào đặc điểm vật tư, hàng hóa, sản phẩ mua vào, sản xuất ra, vào đặc điểm tổ chức sản xuất; vào trình độ yêu cầu quản lý… Chẳng hạn đối tượng tính giá ở khâu thu mua có thể là từng loại vật tư, hàng hóa hay từng nhóm, từng lô hàng; còn ở khâu sản xuất có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay chi tiết, bộ phận sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm

Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí hợp lý

Từ nội dung của tính giá có thể thấy chi phí là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá của các loại tài sản, vật tư, hàng hóa dịch vụ, sản phẩm. Do chi phí sử dụng để tính giá có nhiều loại, có loại liên quan trực tiếp đến từng đối từng đối tượng tính giá, có loại liên quan gián tiếp. Bởi vậy, cần phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học để tạo điều kiện cho việc tính giá

Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bố chi phí thích ứng

Trong một số trường hợp và trong điều kiện nhất định, có một số khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được. Vì thế, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý sao cho gần sát với mức tiêu hao thực tế nhất.

Thuộc những chi phí cần phân bổ này có thể bao gồm cả chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp(do trong cùng một khoảng thời gian, một nhóm công nhân cùng tham gia chế tạo ra một số sản phẩm bằng cùng một lượng nguyên, vật liệu), chi phí sản xuất chung (là những chi phí chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất)…

Tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá phụ thuộc vào quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Thông thường các tiêu thức được lựa chọn là tiêu thức phân bổ chi phí theo hệ số theo định mức, theo giờ máy làm việc, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính, theo số lượng, trọng lượng vật tư, sản phẩm… Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ nào cần căn cứ vào tình hình cụ thể, dựa trên quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Công thức phân bổ như sau:

Mức chi phí phân bổ
 cho từng đối tượng
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng * Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Bên cạnh đó, tính giá còn phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) đặc biệt là các nguyên tắc: nguyên tắc thước đo tiền tệ, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc giá phí, nguyên tắc thận trọng


Bài viết tiếp theo: Tài khoản kế toán là gì?

Bài viết trước: Ý nghĩa phương pháp chứng từ và các yếu tố cấu thành

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo