HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp


Như chúng ta đã biết, giữa kế toán doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp có sự khác nhau ở hệ thống tài khoản kế toán. Vì vậy cách hạch toán và nghiệp vụ kế toán của hành chính sự nghiệp sẽ có những đặc thù riêng. Do đó để có thể việc xử lý dễ dàng hơn, hãy tham khảo nhanh một số mẫu bài tập kế toán hành chính sự nghiệp  sau đây.

Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 

Với mục đích giúp việc tổ chức một hệ thống thông tin bằng số liệu của bạn được thuận lợi hơn, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số bài tập mẫu có lời giải mà bạn có thể quan tâm.

Bài tập 1: Tại ĐV Hành chính sự nghiệp M tháng 2/N gồm các tài liệu sau (đvt: 1000đ).

  •       Có số dư đầu tháng 2N:

– TK 111 là: 300.000.

– TK 112 là: 240.000.

– TK 008 là: 900.000.

– Những tài khoản khác có số dư hợp lý.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm:

– Ngày 4/2 PT 0034 Rút DTKP hoạt động thường xuyên về nhập vào quỹ tiền mặt: 100.000.

– Ngày 6/2 PC 0023 Chi tiền mặt để trả tiền sử dụng cho hoạt động điện nước thường xuyên: 60.000.

– Ngày 7/2 GBN 0012 Rút tiền gửi để mua nguyên vật liệu sử dụng cho dự án A: 27.000.

– Ngày 9/2 PT 0035 Rút TGKB về quỹ tiền mặt dùng để chi lương:120.000.

– Ngày 10/2 PC 0024 Dùng để chi lương đợt 1 cho cho các cán bộ viên chức ĐV: 120.000.

– Ngày 15/2 GBC 0042 Dùng để thu sự nghiệp bằng TGKB: 75.500.

– Ngày 16/2 PT 0036 Thu hộ cấp dưới bằng tiền mặt là: 53.000.

– Ngày 18/2 PT 0037 Thu khoản phí, lệ phí bằng tiền mặt: 25.360.

– Ngày 19/2 PT 0038 Tạm ứng trước kinh phí bằng tiền mặt số tiền là: 50.000.

– Ngày 20/2 Thu phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước số tiền: 40.000.

– Ngày 22/2 PC 0025 Nộp cho Nhà nước các khoản thu phí, lệ phí bằng tiền mặt là :40.000.

– Ngày 23/2 GBC 0043 Được lệnh chi tiền bằng TGKB là: 200.000.

– Ngày 29/2 PT 0039 Rút TGKB về quỹ tiền mặt chỉ chi tiền theo lệnh là: 200.000.

– Ngày 30/2 PC 0026 Chi tiền cho HĐTX theo lệnh bằng tiền mặt: 200.000.

– Cần định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ bên trên.

– Mở và ghi vào các sổ: Sổ quỹ, Nhật ký chung, Sổ cái TK 111, TK 112 của hình thức Nhật ký chung.

  •       Lời giải gợi ý cho bài tập 1.

Có định khoản các nghiệp vụ phát sinh gồm:

– Ngày 4/2: Nợ TK 111 và Có TK 46121(nguồn KP thường xuyên) :100.

– Ngày 6/2: Nợ TK 66121 ( chi TX năm nay) và Có TK 111: 60.

– Ngày 7/2: Nợ TK 6622 và Có TK 112: 27.

– Ngày 9/2: Nợ TK 111 và Có TK 112: 120.

– Ngày 10/2: Nợ TK 334 và Có TK 111: 120.

– Ngày 15/2: Nợ TK 112 và Có TK 5118: 75,5.

– Ngày 16/2: Nợ TK 111 và Có TK 342 ( thanh toán nội bộ): 53.

– Ngày 18/2: Nợ TK 111 và Có TK 5111: 25,36.

– Ngày 19/2: Nợ TK  336 ( tạm ứng KP) và Có TK 111: 50.

– Ngày 20/2: Nợ TK 5111 và Có TK 3332: 40.

– Ngày 22/2: Nợ TK 3332 và Có TK 111: 40.

– Ngày 23/2: Nợ TK 112 và Có TK 4612: 200

 – Ngày 29/2: Nợ TK 111 và Có TK 112: 200.

– Ngày 30/2: Nợ TK 6612 và Có TK 111: 200.

Bài tập số 2 về kế toán hành chính sự nghiệp thông tư 107 có đáp án tham khảo

Ở một đơn vị Hành chính sự nghiệp có tính trạng tăng giảm TSCĐ trong kỳ như sau:

  •       Có số dư đầu tháng 12/N của một tài khoản là (đvt: 1.000đ).

– TK 211 là: 24.792.000.

– TK 466 là: 20.300.000.

– TK 214 là: 4.492.000.

– Những tài khoản khác có số dư hợp lý.

Trong tháng đó có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh như sau:

– Đơn vị tiếp nhận của đơn vị cấp trên 1 TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động thường xuyên có trị giá là 25.000, chi phí vận chuyển 700 bằng tiền mặt được tính vào chi phí hoạt động thường xuyên.

– Đơn vị mua 1 TSCĐ hữu hình qua lắp đặt với mức giá mua TSCĐ được lắp đặt chưa có thuế là 300.000, thêm thuế GTGT đầu vào 5% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư từ nguồn kinh phí của dự án.

– Ngày 20/12 tiến hành thanh lý 1 TSCĐ đã sử dụng trong lĩnh vực HCSN, với nguyên giá là 37.680, mức giá trị hao mòn luỹ kế là 37.400, mức giá thu thanh lý 450 bằng tiền mặt, mức chi thanh lý bằng tiền mặt 250, phần chênh lệch được đưa vào quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp.

– Mức tính hao mòn tài sản cố định trong năm 210.000.

  •       Lời giải gợi ý cho bài tập 2.

Có định khoản các nghiệp vụ phát sinh như sau:

  1. Nợ TK 211 và Có TK 4612 là: 25000.

– Nợ TK 211 và Có TK 111 là: 700

– Nợ TK 6612 – chi thường xuyên là: 25700

– Có TK 466 – nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

  1. Nợ TK 211 và Có TK 112 là: 300000 x 1,05 = 315000.

– Nợ TK 662 và Có TK 466 là: 315000.

  1. Nợ TK 466 là: 37680 – 37400 = 280.

– Nợ TK 214 là: 37400 và Có TK 211 là: 37680.

– Nợ TK 111 và Có TK 5118 là: 450.

– Nợ TK 5118 và Có TK 111 là: 250.

– Nợ TK 5118 và Có TK 4314 là: 200.

– Nợ TK 466 và Có TK 214 là: 210000.

 

 

Xem thêm : Đối tượng tính khấu hao và nguyên tắc trích khấu hao tài sản 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo