HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không 2021 ?


Trường hợp Bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không? Đóng mã số thuế là gì ? Nguyên nhân bị đóng mã số thuế , Làm sao biết được mã số thuế của mình bị đóng ngày nào?  trong thời gian doanh nghiệp bị đóng MST thì việc xuất hoá đơn có bị phạt không ? Làm thế nào để  mở mã số thuế khi bị đóng cửa doanh nghiệp ?

 

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không 2021 ?

– Khái niệm: Đóng mã số thuế là gì ?
Đóng mã số thuế là trường hợp trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, công ty bị ngừng hoạt động do đóng mã số thuế, không thể thực hiện các công việc như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….
– Nguyên nhân  doanh nghiệp bị đóng mã số thuế
Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi sau:
“Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”
Những trường hợp bị đóng mã số thuế theo quy định trên phần lớn là do những lý do sau:
+ Không hoạt động ở nơi đăng ký kinh doanh
+ Không nắm vững những quy định về thời hạn kê khai và nộp tờ khai
+ Không nắm vững quy định về nộp thuế và chậm nộp thuế
+ Không nhận được thông báo của Chi cục thuế trực tiếp quản lý
+ Không có bộ phận theo dõi kê khai và nộp thuế để thực hiện những quy định và thông báo của Cơ quan thuế
– Về việc Mã số thuế bị đóng ngày nào thì phải  liên hệ với Chi cục thuế địa phương để hỏi.
– Trường hợp Bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không?

Khi đóng MST rồi thì không được phép xuất hóa đơn, hóa đơn được xuất trong trường hợp này thì không có giá trị sử dụng.

Điều 22 TT 39/2014/TT-BTC. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

–  Trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phạt như thế nào ?

Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC  quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).
– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Làm thế nào để  mở mã số thuế khi bị đóng cửa doanh nghiệp ?
– Đầu tiên cần tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế
+ Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế (thay đổi trụ sở nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại tờ khai theo quy định)
+ Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế)
+ Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.
 

 

Xem thêm : DN tồn tiền mặt nhiều thì chi phí lãi vay tính vào chi phí hợp lý không 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo