HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Mục đích sử dụng bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 2021


Trong doanh nghiệp thì bảng tính khấu hao tài sản cố định có một vai trò rất quan trọng. Bởi nó phản ánh thực trạng số khấu hao tài sản cố định phân bổ cũng như phải trích cho đối tượng sử dụng hàng tháng. Và để hiểu rõ hơn về bảng tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 200 thì bạn hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi. 

Mục đích sử dụng bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 2021

Lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định là một trong những nhiệm vụ chính của một kế toán viên. Nhiệm vụ của vai trò này cũng không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Việc khấu hao là biểu hiện đặc trưng bằng tiền của giá trị mà tài sản được coi là tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất. 

Hoặc nói một cách đơn giản hơn thì những khấu hao cũng chính là chi phí thuộc giá thành sản phẩm và sản xuất kinh doanh. Thế nên mỗi doanh nghiệp cho dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần biết đến những con số cụ thể này. Bởi nó giúp phản ánh cũng như đánh giá đúng khoản khấu hao tài sản cố định phân bổ và phải trích số khấu hao đó để kế toán viên có thể hạch toán cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định hàng tháng. Đây cũng chính là mục đích của việc lập bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định.

Những điều cần lưu ý khi lập bảng khấu hao tài sản cố định

Mẫu bảng phân bổ tài sản cố định đề được các doanh nghiệp sử dụng và chú trọng nhiều hiện nay. Mỗi tổ chức cũng sẽ có những mẫu sử dụng khác nhau để phù hợp với bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, cũng có không ít các doanh nghiệp vẫn sử dụng Excel để áp dụng bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hiện nay. Đây được xem là một ứng dụng vô cùng hữu ích đối với dân văn phòng, nhất là đối với những kế toán viên. 

Mỗi tổ chức sẽ có những mẫu sử dụng khác nhau để phù hợp với bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Không chỉ vậy, làm chứng từ kế toán trên Excel cũng là kỹ năng cần phải có ở mỗi kế toán viên. Dù cho doanh nghiệp sử dụng bảng dưới dạng excel thì cũng vẫn cần phải đáp ứng được đầy đủ các thông tin như:

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ bộ phận sử dụng, tên đơn vị (để chứng thực được độ tin cậy và tính chính xác thì có thể đóng dấu đơn vị),
  • Mẫu biên bản: Dùng tính năng Text box ( thực hiện thao tác Insert rồi chọn Text Box) để dễ dàng hơn cho việc di chuyển cả box tới vị trí phù hợp với quy định. Hoặc có thể yêu cầu mà không cần phải phụ thuộc vào thay đổi diện tích các cột khác trong cùng một bảng tính. 
  • Ngày … tháng … năm …: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập bảng khấu hao ( thường là ngày cuối tháng). 

 

 

Xem thêm : Thuyết minh báo cáo tài chính được hiểu như thế nào 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo