HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Yêu cầu và nguyên tắc kế toán được đề cập trong luật KTVN


Yêu cầu và nguyên tắc kế toán được đề cập trong luật Kế toán Việt Nam được quy định như thế nào, so sách chuẩn mực kế toán và luật kế toán

Yêu cầu và nguyên tắc kế toán được đề cập trong luật Kế toán Việt Nam

So sánh yêu cầu kế toán theo luật kế toán và Chuẩn mực kế toán 

Nội dung  Luật kế toán  Chuẩn mực kế toán 
Số lượng  6 yêu cầu  6 yêu cầu 
“Đầy đủ”  Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính  Báo cáo đầy đủ, không bỏ sót 
“Kịp thời”  Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán  Kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không chậm trễ 
“Rõ ràng, dễ hiểu”  Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán  Rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng 
“Trung thực”  Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính  Thông tin tài chính phải được ghi chép trên cơ sở các chứng từ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, đúng với thực tế 
“Liên tục”  Thông tin số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước   
“Phân loại”  Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được   
“Khách quan”    Đúng với thực tế, không được xuyên tạc, bóp méo 
“Có thể SS”    Thông tin có thể so sánh giữa các kỳ kế toán trong doanh nghiệp, giữa thực tế với kế hoạch dự toán, giữa các doanh nghiệp với nhau 

So sánh nguyên tắc theo Luật kế toán và CM Kế toán

Nội dung  Luật kế toán  Chuẩn mực kế toán 
“Giá gốc” 

Giá trị tài sản và nợ phải trả đc ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại TS hoặc NPT mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập

BCTC 

Tài sản được ghi nhận theo giá gốc
“Nhất quán”  Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm, trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong BCTC  Các chính sách và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất là 1 năm. Trường hợp thay đổi phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi. 

“Khách quan,

đầy đủ” 

Đv kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế,

tài chính phát sinh 

 
“BCTC”  BCTC phải được lập và gửi CQ có thẩm quyền đầy đủ, chính ác và kịp thời. Thông tin số liệu trong BCTC của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định   
PP đánh giá tài sản  Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản phải thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán   

Coi trọng bản

chất 

Việc lập và trình bày BCTC phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch  
“Phù hơp”    Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau 
“Trọng yếu”   

Thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin có thể làm sai lệch đáng kể BCTC và ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin 

“Thận trọng”  

Xem xét, cân nhắc phán đoán để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn:

- Phải lập dự phòng nhưng ko quá lớn

- Các khoản TS và TN không được đánh giá cao hơn gtri hợp lý

- Các khoản Nợ phải trả, và CP ko được đánh giá thấp hơn gtri hợp lý

- Thu nhập chỉ được ghi nhận khi có chứng cứ chắc chắn, chi phí được ghi nhận ngay khi có bằng chứng khả năng 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo