HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Các Loại Tài Sản Của Doanh Nghiệp


Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị được phân chia thành hai loại gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn

Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà đơn vi thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nói cách khác, tài sản của doanh nghiệp là tất cả những thứ hữu hình hoặc vô hình gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị thỏa mãn các điều kiện:

  • Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị
  • Có giá trị thực sự đối với đơn vị
  • Có giá phí xác định

Có nhiều cách phân loại tài sản trong các doanh nghiệp, nhưng nếu xét về mặt giá trị và các tính chất luân chuyển của tài sản, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia làm 2 loại:

các loại tài sản của doanh nghiệp

Loại 1: Tài sản doanh nghiệp ngắn hạn(tài sản lưu động)

Loại này phản ánh toàn bộ giá trị của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm của tài sản lưu động của doanh nghiệp là thời gian luân chuyển ngắn, thường là trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh hay trong vòng 1 năm.

Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, với tính chất công dụng ,.. khác nhau, vì thế để thuận lợi cho việ quản lý và hạch toán, cần tiến hành phân loại tài sản lưu động theo cách khác nhau

Trước hết, theo lĩnh vực tham gia luân chuyển thành 3 loại:

Tài sản lưu động sản xuất: bao gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất(nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ,…  đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang).

Tài sản lưu động lưu thông: bao gồm tài sản dự trữ do quá trình lưu thông (thành phẩm, hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán), tài sản trong quá trình lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu).

Tài sản lưu động tài chính: bao gồm các khoản đầu tư tài chinh ngắn hạn với mục đích kiếm lời(đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán,…)

Tiếp theo, tài sản lưu động của doanh nghiệp còn có thể phân theo mức độ khả năng thanh toán. Theo cách phân loại này, người ta dựa vào khả năng huy động cho việc thanh toán để chia các loại tài sản lưu động thành các loại sau:

  • Tiền là tài sản của đơn vị tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị. Thuộc về tiền của đơn vị bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng(hoặc kho bạc), tiền đang chuyển, kể cả tiền VN, ngoại tệ, vàng bạc đá quý
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích kiếm lời có hạn thu hồi trong vòng một năm hay mộy chu kỳ kinh doanh. Thuộc đầu tư tài chính ngắn hạn gồm các khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn đầu tư, cho vay ngắn hạn,…
  • Các khoản phải thu là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể hay cá nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm khoản phải thu ở người mua, tiền đặt trước cho người bán, khoản nộp thừa cho ngân sách, các khoản phải thu nội bộ,…
  • Hàng tồn khi là tài sản lưu động tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đong đo, đếm được. Hàng tồn kho có thể có do đơn vị tự sản xuất hay mua ngoài. Thuộc về hàng tồn kho bao gồm vật liệu, dụng cụ, hàng mua đang đi đường, thành phẩm, hàng hóa , sản phẩm dở dang…
  • Tài sản lưu động khác là những tài sản lưu động còn lại ngoài những thứ đã kể trên như các khoản tạm ứng cho công nhân viên chức, các khoản chi phí đã trả trước, các khoản tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn…

Bên cạnh đó, căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, tài sản lưu động còn có thể phân loại thành tài sản lưu động trong kinh doanh (là tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh) và tài sản lưu động ngoài kinh doanh(là tài sản dùng vào các mục đích khác ngoài kinh doanh)

Các loại tài sản ngoài kinh doanh có đặc điểm chung là không tham gia vào các quá trình kinh doanh của đơn vị. Do vậy về nguyên tắc các khoản chi phí về thuộc loại này không thuộc cho phí cho kinh doanh và không tính vào giá thành

Loại 2: tài sản doanh nghiệp dài hạn(tài sản cố định)

Tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời gian luân chuyên dài(thường là trên 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh). Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại:

Tài sản cố định hữu hình

Là các tài sản cố định của doanh nghiệp có hình thái vật chất, có đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành như: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn… Tài sản cố định hữu hình có thể do doanh nghiệp tự mua, xây dựng hoặc đi thuê dài hạn

Tài sản cố định vô hình

Là những tài sản cố định của doanh nghiệp không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả, chi phí, nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền, hoặc quyền của doanh nghiệp như: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy nhượng quyền, chi phí triền khai…

Tài sản cố định vô hình cũng có thể được hình thành do doanh nghiệp tự đầu tư hoặc tự thuê dài hạn

Ngoài ra, còn có bất động sản đầu tư là bất động sản do doanh nghiệp nắm giữ để thu lợi từ cho thuê hoặc chờ tăng giá

Mặt khác, theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn được chia thành các loại như sau:

  • Tài sản cố định hữu hình tự có đã và đang đầu tư: là những tài sản cố định hữu hình thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà đơn vụ đã và đang đầu tư(kể cả xây dựng cơ bản dở dang)
  • Tài sản cố định vô hình tự có và đang đầu tư: là những tài sản cố định vô hình thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà đơn vị đã đầu tư và đang trong quá trình đầu tư
  • Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà đơn vụ đi thuê dài hạn nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động đơn vị
  • Tài sản cố định tài chính là giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời như đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn, chứng khoán dài hạn, cho thuê tài sản cốc định dài hạn, bất động sản đầu tư… Đây là những khoản đầu tư có thời gian thu hồi về vốn dài(trên 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh)

Ngoài các loại trên, thuộc về tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn bao gồm cả giá trị tài sản và tiền mà đơn vị dùng để ký quỹ , ký cược dài hạn


Bài viết tiếp theo: Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Bài viết trước: Đối tượng của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo