HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Cách hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133


Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 157 hàng gửi bán theo thông tư 133 và cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới tài khoản 157

I/ Nguyên tắc của tài khoản 157 theo thông tư 133 như sau:

Tại điều 29 thông tư 133/2016/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 157Hàng gửi đi bán phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:
a) Hàng gửi đi bán phản ánh trên Tài khoản 157 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).
 b) Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.
c) Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp,… chi hộ khách hàng. Tài khoản 157 có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ sở nhận đại lý.”

 

II/ Sơ đồ tài khoản 157 theo thông tư 133
cách hạch toán tài khoản 157 theo thông tư 133 hàng gửi bán
III/ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 157 hàng gửi bán theo thông tư 133
Bên Nợ:
– Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi;
– Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được xác định là đã bán;
– Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán chưa được xác định là đã bán cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
– Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán;
– Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại;
– Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán trong kỳ.
 
IV/ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ GIAO DỊCH KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TÀI KHOẢN 157 – HÀNG GỬI ĐI BÁN

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 157 và các tài khoản có liên quan; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 157 và các tài khoản có liên quan, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:

3.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

3.1.1. Khi gửi hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng, xuất hàng hóa, thành phẩm cho doanh nghiệp nhận bán đại lý, ký gửi theo hợp đồng kinh tế, căn cứ phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 156 – Hàng hóa

Có TK 155 – Thành phẩm.

3.1.2. Dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng nhưng chưa xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

3.1.3. Khi hàng gửi đi bán và dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng được xác định là đã bán trong kỳ:

Phản ánh trị giá vốn của số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

– Nếu tách ngay được thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).

– Nếu không tách ngay được thuế:

+ Kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán bao gồm thuế).

+ Định kỳ kế toán xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (số thuế phải nộp)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).

3.1.4. Trường hợp hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán nhưng bị khách hàng trả lại:

– Nếu hàng hóa, thành phẩm vẫn có thể bán được hoặc có thể sửa chữa được, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa; hoặc

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

–  Nếu hàng hóa, thành phẩm bị hư hỏng không thể bán được và không thể sửa chữa được, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

3.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

3.2.1. Hạch toán đầu kỳ kế toán:

Đầu kỳ kế toán, kết chuyển giá trị hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được xác định là đã bán trong kỳ, hàng hóa gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được coi là đã bán trong kỳ), giá trị dịch vụ đã bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa – doanh nghiệp thương mại)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (đối với thành phẩm, dịch vụ – doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ)

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

3.2.2. Hạch toán cuối kỳ kế toán:

Cuối kỳ kế toán, căn cứ kết quả kiểm kê hàng tồn kho, xác định trị giá hàng hóa, sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), dịch vụ cung cấp cho khách hàng; nhờ bán đại lý, ký gửi chưa được coi là đã bán cuối kỳ:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa – doanh nghiệp thương mại)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (đối với thành phẩm, dịch vụ – doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ).

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo