HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm từ 2021 ?


Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm? Những khoản lỗ đó được chuyển lỗ trong bao nhiêu năm? Tin tức kế toán sẽ đáp những vướng mắc đó của các bạn. KẾ TOÁN MINH VIỆT

Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm từ 2021 ?

 Theo quy định tại điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính:

 Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ

1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

 2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

 Ví dụ 12: Năm 2015 Công ty TNHH An Bình Giang có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2016 Công ty TNHH An Bình Giang có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2015 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2016.

 Ví dụ 13: Năm 2015 Công ty Thiết bị Điện Hưng Phát có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2016 Công ty Thiết bị Điện Hưng Phát có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:

+ Công ty Thiết bị Điện Hưng Phát chỉ được chuyển số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2016;

+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, Công ty Thiết bị Điện Hưng Phát phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2015 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

 - Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.”

 KẾT LUẬN:

- KHÔNG có quy định về việc DN được phép lỗ trong bao nhiêu năm

- Chỉ có quy định là DN chỉ được phép chuyển lỗ LIÊN TỤC TRONG VÒNG 5 NĂM.

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Lưu ý: Cơ chế của Nhà nước Việt Nam là: Cơ sở kinh doanh tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê khai. Cơ quan thuế thực hiện giám sát và kiểm tra việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế của cơ sở kinh doanh.

 Lưu ý thêm:

Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT­BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014):

- Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh.

Nhưng chú ý:

1. Nếu TỔNG số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

2. Nếu dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

 Ví dụ 1:

Năm 2015, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng. Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.

- 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.

- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.

Kết luận:

- Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.

- Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

 

 

 

Xem thêm : Hoa hồng môi giới bán hàng có được ghi nhận vào chi phí hợp lý 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo