HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Bản chất của thuế là gì


Bản chất của thuế

Bản chất của thuế là gì

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một sự cần thiết khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai câp thông trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội.

Để có nguồn lực vật châ't bảo đảm cho sự tổn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước phải dừng quyền lực chính trị vốn có để huy động một bộ phận của cải của xã hội. Huy động tập trung nguồn của cải xã hội vào trong tay Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như đóng góp bắt buộc, vận động người dân đóng góp tự nguyện hoặc vay, trong đó biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộc đôi với mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế.

Ra đời và tổn tại cùng với Nhà nước, thuê' đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuê' cũng không ngừng được hoàn thiện.

Theo các nhà kinh điển, "thuế là cái thứ Nhà nước thu của dân nhumg không bù lại" và "thuê'câu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lây ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuê" (Lênin toàn tập, tập 15). Gaston (1934) đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiêng nhâ't về thuê'. Theo đó, "thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiêp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp chi tiêu của Nhà nước". Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa, theo đó: "Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyêh lực nhằm bù đắp chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tê' xã hội của Nhà nước".

Trên góc độ phân phổi thu nhập, thuê'được hiểu là hình thức phân phôĩ và phân phôĩ lại tôhg sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dãn nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ NSNN) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Dưới góc độ người nộp thuế thì thuế là khoản đóng góp hắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuê'được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.

Trên góc độ kinh tê'học thì thuê'là biện pháp đặc biệt, theo đó Nhà nước sử dụng quyêh lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tếxã hội của Nhà nước.

Như vậy, đứng trên các góc độ khác nhau để nghiên cứu sẽ có những nhận định về thuế là khác nhau. Tuy nhiên, từ các quan điểm trên, thuê'có 1 sô' đặc trưng sau:

(i)    Nội dung kinh tê' của thuê' được đặc trưng bởi các môi quan hệ tiền tệ phát sinh giữa nhà nước và các pháp nhân, các thể nhân trong xã hội.

(ii)   Những môì quan hệ dưới dạng tiền tệ này phát sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt. Việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước.

(iii)   Xét theo khía cạnh pháp luật, thuếlà một khoản nộp cho Nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhâ't định.

(iv)  Nguồn thu từ thuế được Nhà nước sử dụng cho mục đích thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội.

Từ các đặc trưng của thuê' khái niệm tổng quát về thuế: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích thực hiện các chức năng kinh tếxã hội của Nhà nước.

Chúng tôi sẽ áp dụng quan điểm: thuê' là khoản đóng góp bắt buộc đôì với các tổ chức và cá nhân để hình thành nên NSNN.

Với quan điểm này thuế có 2 đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, tính cưỡng chế và pháp lý cao: Đặc điểm này thể hiện ở việc các qui định về thuế được thế chế hóa trong các văn bản qui phạm pháp luật cao nhất là Hiến pháp. Ở các quốc gia, nộp thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức và cá nhân. Sự ra đời của thuê'gắn liền với sự ra đời của Nhà nước vì nó là công cụ chủ yếu tạo ra NSNN. Chính vì vai trò quan trọng của thuế đối với sự tổn tại của Nhà nước nên các qui định về thuế được thể chế hóa ở mức độ cao nhất. Các loại thuế được qui định cụ thê trong các Luật thuê và do cơ quan quyền lực Nhà nươc cao nhât ban hanh. Hoạt động quản lý thu thuê' cũng được qui định cụ thế trong Luật. Vì được qui định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật nên việc nộp thuế là bắt buộc, mang tính cưỡng chế. Các tổ chức và cá nhân bắt buộc phải tuân theo các qui định về nộp thuế.

Thứ hai, thuê'là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiêp. Về bản chất, các tổ chức và cá nhân nộp thuế để tạo ra NSNN. Chính phủ sẽ sử dụng ngân sách để cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng ưở lại cho xã hội như: giao thông, liên lạc, an ninh - quốc phòng, vệ sinh môi trường... Như vậy người nộp thuế sẽ nhận được lợi ích của việc nộp thuê' thông qua việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, nếu như tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do tư nhân cung tiền thì việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do Chính phủ cung cấp không hoàn toàn như vậy. Mặc dù người nộp thuế vẫn thường xuyên nộp thuế (do bị bắt buộc) nhưng điều đó không gắn với việc họ sẽ được tiêu dùng những hàng hóa và dịch vụ công cộng. Chính phủ không có trách nhiệm hứa hẹn bao giờ sẽ cung cấp và những loại hàng hóa, dịch vụ công cộng nào sẽ được cung cấp cho người nộp thuế. Có thế nhiều năm sau, người nộp thuê'mói được hưởng những lợi ích từ việc nộp thu ế như giao thông thuận tiện hon, hệ thông thông tin liên lạc tốt hơn, môi trường hong sạch hơn... Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa thuế và các loại phí, lệ phí khác.

Như vậy có thể thây rằng nghĩa vụ thuế là bắt buộc đốỉ vói doanh nghiệp, vấn đề cần làm rõ chỉ còn là nghĩa vụ thuê ảnh hưởng ra sao đến doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Theo cách tiếp cận của nhóm tác giả, chính sách thuê Tà tổng thể các quan điểm, chủ trương, giải pháp được cụ thể hóa bằng các qui định trong hệ thông văn bản qui phạm pháp luật về thuế, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện hoạt động quàn lý Nhà nước về thuế.

Với cách hiểu trên, chính sách thuế được cụ thể hóa thành hệ thông vãn bản qui phạm pháp luật về các sắc thuế cụ thể và quản lý thuê! Văn bản qui phạm pháp luật về thuếở Việt Nam gồm ba loại: Luật, Nghị định và Thông tư. Luật là văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong ba loại, do Quốc hội ban hành. Nghị định qui định cụ thể một sô' điểu trong Luật, được Chính phủ ban hành. Thông tư là văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể các qui định ữong Luật và Nghị định. Thông tư về thuế do Bộ Tài chính ban hành.

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo