HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Bài tập kế toán ngoại tệ có lời giải


CÔNG TY ĐÀO TẠO KẾ TOÁN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN MINH VIỆT gửi đến bạn Bài tập kế toán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá có lời giải tham khảo, hạch toán tỷ giá ngoại tệ theo thông tư 133/2016/TT-BTC mới nhất hiện nay 2021.

Bài tập kế toán ngoại tệ có lời giải

Bài tập kế toán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá có lời giải :

Ví dụ 1: Về xác định tỷ giá cho giao dịch phát sinh trong kỳ và tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.
            Giả sử doanh nghiệp A thường xuyên có giao dịch với ngân hàng thương mại X, tại ngày 1/3/20X6, ngân hàng thương mại X công bố tỷ giá mua chuyển khoản là 22.000 VNĐ/USD, tỷ giá bán chuyển khoản là 22.200 VNĐ/USD. Như vậy, tỷ giá chuyển khoản trung bình ngày 1/3/20X6 là (22.000 + 22.200)/2 = 22.100.
            Tại ngày 1/3/20X6, doanh nghiệp A được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ giá xấp xỉ được xác định trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng thương mại và không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chyển khoản trung bình, nghĩa là doanh nghiệp được lựa chọn một tỷ giá bất kỳ trong khoảng từ 21.879 đến 22.321 để hạch toán cho các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ. Trong đó 21.879 được xác định là 22.100 x 99% và 22.321 được xác định là 22.100 x 101%. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế hàng tuần, hàng tháng, quý để hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh trong kỳ báo cáo trong đó có giao dịch ngày 1/3/20X6.
            Vẫn tiếp theo ví dụ trên, giả sử tại ngày 31/12/20X6, tỷ giá công bố cả ngân hàng thương mại X đối với tỷ giá mua chuyển khoản vẫn là 22.000 VNĐ/USD và tỷ giá bán chuyển khoản vẫn là 22.200 VNĐ/USD. Như vậy, tỷ giá sử dụng để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ là tỷ giá chuyển khoản trung bình ngày 1/12/20X6 là 22.100 VNĐ/USD{=(22.000 + 22.200)/ 2}

Xem thêm: 5 nghiệp vụ hạch toán mua hàng trong doanh nghiệp thường gặp. Xem ngay đừng bỏ lỡ nhé các bạn.

 Ví dụ 2: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch nhận trước tiền của người mua
            Công ty M ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty K với giá bán chưa có thuế GTGT là 10.000USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 12/6/20X6, công ty K ứng trước cho công ty M 20% giá trị hợp đồng tương ứng với số tiền là 2.200 USD. Số tiền còn lại 80% là 8.800 USD sẽ được Công ty K thanh toán khi nhận được hàng của Công ty M ngày 20/6/20X6.
            Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 12/6/20X6 là 22.200 VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/6/20X6 là 22.250 VNĐ/USD thì Công ty M sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 12/6/20X6 để ghi nhận khoản nhận ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/6/20X6 để ghi nhận số tiền còn phải thu của công ty K. Doanh thu bán hàng hóa tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 12/6/20X6 và phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dich thực tế tại ngày 20/6/20X6 là ngày giao hàng hóa.
            Cụ thể việc hạch toán tại Công ty M sẽ được thực hiện như sau:
            + Khoản tiền nhận ứng trước của Công ty K là 2.200 x 22.200 = 48.840.000đ
            + Doanh thu bán hàng hóa cho Công ty K là 2.000 x 22.200 + 8.000 x 22.250 = 222.400.000đ
            + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 200 x 22.200 + 800 x 22.250 = 22.240.000đ
 Việc hạch toán kế toán được thực hiện như sau:
-Tại ngày 12/6/20X6, ghi nhậ khoản ứng trước của Công ty K:
            Nợ TK Tiền:              48.840.000đ
                        Có TK 131:                48.840.000đ
           
-Tại ngày 20/6/20X6:
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cho công ty K:
            Nợ TK 131:               244.640.000đ
                        Có TK 511:                222.400.000đ
                        Có TK 3331:               22.240.000đ
+ Ghi giảm công nợ phải thu do nhận được nốt 80% còn lại vào ngày 20/06:

Nợ TK Tiền:              8.800 x 22.250 = 195.800.000

Có TK 131:                8.800 x 22.250 = 195.800.000

Dạng 2 : Bài tập kế toán định khoản kế toán doanh nghiệp

Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 20.000 đ/USD.

Tại doanh nghiệp B&c có các tài liệu sau:

Số dư đầu tháng 12 của TK1112: 400.000.000VNĐ (20.000USD). Các NVKT phát sinh trong tháng 12:

1. Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt 4.000 USD, TGTT 20.027 VND/USD.

2. Bán hàng thu tiền mặt 9.000 USD, TGTT 20.040 VND/USD.

3. Mua TSCĐ bằng tiền mặt 12.000 USD, TGTT 20.050 VND/USD

4. Trả nợ người bán 8.000 USD bàng tiền mặt, TG nhận nợ 20.090 VND/USD.

Yêu cầu:

(1) Định khoản nội dung NVKTPS trong tháng 12 và phản ánh vào TK1112 tình trên.

(2) Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 20.000 đ/USD.

Cho biết DN xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân liên hoàn.

Phương pháp: tài khoản 154 theo thông tư 200 và các bút toán liên quan trong doanh nghiệp. chi tiết cụ thể về tài khoản 154 trong Thông tư 200 có thể phụ thuộc vào ngữ cảnh và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp hoặc tổ chức

BÀI GIẢI BÀI 1

(1). Định khoản các NVKTPS trong tháng 12 - Đvt: Đồng

1.

Nợ TK 152:4.000 USD X 20.027 = 80.108.000

Có TK1112:    4000 USD X 20.000 = 80.000.000

Có TK515      108.000

Nợ TK 1112: 9.000 USD X 20.040 = 180.360.000

Có TK511: 9000 USD X 20.040 = 180.360.000

2.

Nợ TK 1112: 9.000 USD X 20.040 = 180.360.000

Có TK511: 9000 USD X 20.040 = 180.360.000

3.a)

Nợ TK211 12.000 X 20.050 = 240.600.000

Có TK 1112 12.000 X 20.014,4 = 240.172.800

Có TK515 427.200

Tỷ giá bình quân xuất ngoại tệ:

16.000 X 20.000 + 9.000 X 20.040

— = 20.014,4 đ/USD 16.000 + 9.000

4.

Nợ TK331 8.000 X 20.090 = 160.720.000

Có TK 1112: 8.000 X 20.014,4 = 160.115.200

Có TK515 604.800

(2). Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gôc ngoại tệ ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 20.000đ/USD:

5. TK 1112 = 5.000 X ( 20.014.4 - 20.000 ) = 72.000

Nợ TK413: 72.000

Có TK 1112 72.000

6. Xử lý chênh lệch tỷ giá:

Nợ TK 635: 72.000

Có TK413: 72.000

Bài 2:

Tại doanh nghiệp B có các tài liệu như sau:

A- Số dư đầu tháng:

+ Tài khoản 1112: 400.000.000 VND (20.000 USD)

Các tài khoản khác có số dư hợp lý.

Tham khảo: tài khoản 1388 là gì  ?Tài khoản 1388 thường được sử dụng trong kế toán để ghi nhận các khoản phải thu khác, chưa phân loại vào các tài khoản phải thu khác cụ thể.

B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Ngày 05: Bán hàng thu tiền mặt 9.900 USD, TGGD thực tế 20.120 VND/USD.

2. Ngày 09: Bán 500 USD tiền mặt, TGGD thực tế 20.122 VND/USD.

3. Ngày 10: Bán hàng chưa thu tiền người mua Y 1.100 USD. TGGD thực tế 20.122 VND/USD

4. Ngày 13: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 2.000 USD chưa thanh toán cho người bán X. TGGD thực tế 20.120 VND/USD

5. Ngày 19: Chi tiền mặt 3.000 USD để tạm ứng cho nhân viên T đi công tác nước ngoài. TGGD thực tế 20.118 VND/USD

6. Ngày 27: Mua TSCĐHH trả bằng tiền mặt 2.500 USD. TGGD thực tế 20.120 VND/USD

7. Ngày 29: Trả hết nợ cho nhà cung cấp X. TGGD thực tế 20.120 VND/USD

8. Ngày 30: Người mua Y trả hết nợ. TGGD thực tế 20.120 VND/USD.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng và phản ánh TK1112 tình hình trên.

Cho biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp xuất ngoại tệ theo phương pháp:

a. Nhập trước xuất trước

b. Bình quân gia quyền liên hoàn.

Dạng 3 : Bài tập nghiệp vụ nợ và có của kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Tại 1 doanh nghiệp SXKD hàng không chịu thuế GTGT, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tỷ giá ghi sổ kế toán khi xuất ngoại tệ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, có tài liệu kế toán sau:

Số dư đầu tháng 2/N của một số tài khoản:

TK 1112 (Số dư Nợ): 22.500.000 đồng (1.000 USD)
TK 1122A (Số dư Nợ): 0 đồng (Ngân hàng VCB)
TK 131M (Số dư Nợ): 224.000.000 đồng (chi tiết khách hàng M 10.000 USD). Tức tỷ giá là 22.400
TK 331N (Sổ dư có): 113.000.000 đồng (chi tiết người bán N 5.000 USD). Tức là tỷ giá 22.600
TK 3411A (Sổ dư có): : 45.100.000 đồng (chi tiết vay ngắn hạn ngân hàng A 2.000 USD). Tức tỷ giá là 22.550
TK 3411B (Sổ dư có): : 112.500.000 đồng (chi tiết vay ngắn hạn ngân hàng B 5.000 USD).Tức tỷ giá là 22.500

?Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Bán hàng thu ngoại tệ gửi ngân hàng A 7.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế (TGGDTT) tại thời điểm này là 22.620 VND/USD

2.Nộp tiền mặt ngoại tệ vào tài khoản ngân hàng A 1.000 USD. TGGDTT tại thời điểm này là 22.630 VND/USD.

3.Khách hàng M thanh toán nợ 8.000 USD. Đã nhận được giấy báo có tài khoản TGNH. TGGDTT tại thời điểm này là 22.640 VND/USD.

4.Làm thủ tục ở ngân hàng A chuyển khoản để trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng B 5.000 USD, trả nợ người bán N 5.000 USD và ứng trước cho người bán L 2.000 USD. Đã nhận được giấy báo nợ ngân hàng. TGGDTT 22.650 VND/USD.

5.Đến kỳ trả nợ vay ngân hàng A, ngân hàng thu nợ gốc 2.000 USD và trả lãi lãi tiền vay kỳ cuối 10 USD từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mở tại ngân hàng. Đã nhận được giấy báo ngân hàng. TGGDTT 22.650 VND/USD.

6.Nhập kho hàng hóa trị giá 3.000 USD mua của người bán L. TGGDTT thời điểm này 22.660 VND/USD. Sau 2 ngày, doanh nghiệp đã dùng TGNH để thanh toán cho người bán L 1.000 USD. TGGDTT thời điểm này là 22.680 VND/USD

Yêu cầu:
-Tính toán, định khoản tình hình trên
-Cho biết bộ chứng từ của từng nghiệp vụ và ghi sổ sách các tài khoản liên quan

Bài tập có lời giải: bài giải thực hành về kế toán mua hàng trong doanh nghiệp thường gặp. Những ví dụ về bài giải thực hành về kế toán mua hàng trong doanh nghiệp

?Bài giải: Trước khi làm bài này, thì các bạn nhớ nguyên tắc ghi tỷ giá theo thông tư 200 như sau:
??Cách hạch toán tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ (TK 1112 và TK 1122)

Bên Nợ: Các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (Có thể là tỷ giá bán của ngân hàng nếu mua ngoại tệ hoặc là tỷ giá mua của ngân hàng TM mà được khách hàng thanh toán); NHƯNG
+Rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122 (tức là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

+Rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào NH thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112 (tức là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

Bên Có: Các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động. 
+Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động: là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền(TK 111;112;244) khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

- Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. (Áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại mà do người bán chỉ định thanh toán. Vì đối ứng với 511 là bên nớ 133 mà bên nợ 131 thì áp dụng tỷ giá mua vào)
Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).=>Tức là lấy tỷ giá mà lúc ghi nhận trước tiền của khách hàng bên Có TK131

Bên Nợ các TK phải thu (Áp dụng tỷ giá mua); Bên Nợ các TK vốn bằng tiền (Áp dụng tỷ giá mua); Bên Nợ các TK phải trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán (Áp dụng tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp chuyển tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch).

Bên Có các TK phải trả (Áp dụng tỷ giá bán); Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua (Áp dụng tỷ giá ghi vào bên Nợ của TK 1112, và 1122 tức là tỷ giá mua);

  • Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau:

Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua. Vì khi thu tiền trước của khách hàng thì áp dụng tỷ giá mua của NHTM nơi người bán chỉ định) (ghi theo tỷ gía thực tế đích danh của lần ghi nhận nợ phải thu); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được nghiệm thu (ghi theo tỷ giá thực tế đích danh lúc mà nhận trước tiền); Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;

Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán. Vì trả trước cho người bán là áp dụng tỷ giá bán của NHMT nơi DN dự trừ trả tiền); Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng.

  • Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch với đối tượng đó.

Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. (Áp dụng tỳ giá bán của NHTM mà dự kiến sẽ trả tiền tại thời điểm phát sinh giao dịch nếu thông qua 331. Còn nếu không thông 331 thì áp dụng tỷ giá mua của NHTM)

Xem thêm : Bài tập kế toán quản trị chương 3

Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo