HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Công ty được nợ lương nhân viên bao lâu 2021 ?


Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng làm ăn thuận lợi để có thể trả lương đúng hạn. Vậy doanh nghiệp được nợ lương người lao động bao lâu?

Công ty được nợ lương nhân viên bao lâu 2021 ?

Người lao động được trả lương vào lúc nào?

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán. Điều 97 BLLĐ năm 2019 đã hướng dẫn về kỳ hạn trả lương của từng hình thức này như sau:

Nếu trả lương theo thời gian:

- Với người hưởng lương giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

- Với người hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần.Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

Nếu trả lương theo sản phẩm hoặc khoán:

Lương được trả theo kỳ hạn đã thoả thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Doanh nghiệp được nợ lương nhân viên trong bao lâu?

Hiện nay, hiện tượng doanh nghiệp nợ lương người lao động còn khá phổ biến. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động. Vậy doanh nghiệp được nợ lương trong thời gian bao lâu?

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Trưởng phòng tranh tụng - Hãng luật TGS (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) có một số nhận định như sau:

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Do đó, theo điểm b khoản 1 Điều 5 BLLĐ năm 2019, người lao động hoàn toàn có quyền được hưởng lương theo đúng thoả thuận theo Hợp đồng lao động đã ký kết.

Mặt khác, khoản 1 Điều 94 BLLĐ năm 2019 cũng nêu rõ: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động".

Tuy nhiên khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019 cũng cho phép doanh nghiệp được nợ lương người lao động trong trường hợp sau: “Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;..."

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được chậm lương của người lao động trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn. Thời gian nợ lương sẽ không được vượt quá 30 ngày. 

Ngoài ra, khi chậm lương người lao động, doanh nghiệp có thể còn phải trả thêm tiền lãi. Khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019 đã hướng dẫn cụ thể như sau:

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó, nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao động chậm từ 15 ngày trở lên phải có trách nhiệm trả thêm tiền lãi cho người lao động cho số tiền chậm trả. Khi đó, mức lãi suất được áp dụng là lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại thời điểm trả lương của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản trả lương người lao động.

Nợ lương, chậm trả lương, doanh nghiệp bị phạt

Người lao động phải được trả tiền lương, tiền công xứng đáng với công sức của mình. Do đó, để bảo vệ người lao động, theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm quy định về nghĩa vụ trả lương:

- Từ 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động;

- Từ 10 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động;

- Từ 20 - 30 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động;

- Từ 30 - 40 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động;

- Từ 40 - 50 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Mức phạt này được áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. Với người sử dụng lao động là tổ chức thì phạt gấp đôi mức trên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 28. Như vậy, doanh nghiệp có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng nếu chậm lương của người lao động.

Xem thêm : Quyền lợi của lao động thời vụ bị tai nạn lao động 2021

Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo