HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Đối tượng tính khấu hao và nguyên tắc trích khấu hao tài sản 2021


Việc tính khấu hao tài sản cố định thường được làm trên Excel bởi việc xây dựng mẫu bảng trên công cụ này rất đơn giản và nhanh chóng. Và để giúp những ai chưa biết cách lập mẫu bảng trích khấu hao tài sản cố định excel, KẾ TOÁN MINH VIỆT đã cập nhật đầy đủ cách lập cũng như những thông tin cần thiết về mẫu bảng này qua bài viết dưới đây.

Đối tượng tính khấu hao và nguyên tắc trích khấu hao tài sản 2021

Bảng tính khấu hao tài sản thường dùng để theo dõi, tính toán giá trị tài sản khấu theo theo từng tháng, năm, số dư còn lại và khấu hao lũy kế được chuyển sang kỳ sau. Do đó tính khấu hao tài sản phải tuân theo nguyên tắc và có cơ sở quy định.

Cơ sở pháp lý khi tính khấu hao tài sản.

Theo Thông tư số 45/2014/TT-BTC ngày 10/06/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định.

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 02/08/2014, hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Các thông tư hướng dẫn thi hành, sửa đổi và bổ sung về luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 151/2014/TT-BTC và thông tư 96/2015/TT-BTC.

Đối tượng tính khấu hao tài sản.

Về đối tượng phải có đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định của doanh nghiệp, tức doanh nghiệp sở hữu hoặc đi thuê mua tài chính:

– Dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

– Phải chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản đó.

– Có thời gian sử dụng trên hoặc bằng 1 năm.

– Nguyên giá cần xác định một cách tin cậy như có đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.

– Mức giá trị đạt từ 30 triệu đồng trở lên.

Nguyên tắc khi trích khấu hao tài sản.

– Tất cả TSCĐ đều phải trích khấu hao, trong đó bao gồm cả tài sản đi thuê và cho thuê.

– Trích khấu hao theo ngày, bắt đầu kể từ ngày TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng.

Nội dung chi tiết của một mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định trên Excel

Các kỹ năng Excel rất quan trọng trong cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực kế toán. Và vậy dưới đây sẽ là một bảng mẫu trích khấu hao tài sản cố định mà bạn có thể tham khảo:

Và thông thường, một mẫu bảng trích khấu hao tài sản trên Excel sẽ gồm các nội dung, các mục như sau:

Các thông tin về tài sản cần trích khấu hao.

– Mã và tên của tài sản.

– Ngày bắt đầu đưa vào sử dụng.

– Số lượng tài sản sử dụng và thường cột số lượng thường áp dụng với doanh nghiệp có nhiều loại tài sản giống nhau.

– Nguyên giá tài sản nghĩa là nguyên giá lúc mới đưa vào sử dụng tại ngày bắt đầu đưa vào sử dụng.

Thông tin về giá trị khấu hao của tài sản.

– Giá trị còn lại đầu kỳ là = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế đến cuối kỳ trước = Giá trị còn lại cuối kỳ trước.

– Thời gian khấu hao thường được quy đổi ra tháng = Số năm sử dụng x 12 tháng. Lưu ý là đưa vào sử dụng ngày nào, tháng nào thì phải tính từ ngày đó, tháng đó.

– Giá trị khấu hao theo ngày = Nguyên giá / Thời gian khấu hao / 30 ( với quy ước mỗi tháng là 30 ngày)

– Số ngày khấu hao: Cần lưu ý là thời điểm đưa vào sử dụng ( trích khấu hao vào tháng đưa vào sử dụng) và đến thời điểm khấu hao kết thúc (trích khấu hao vào tháng cuối cùng sử dụng) cần xác định theo số ngày đã sử dụng trong tháng đấy.

Cách tính khấu hao tài sản.

– Bắt đầu sử dụng: số ngày khấu hao = Tổng số ngày trong tháng – Ngày đưa vào sử dụng + 1 ( bởi nguyên tắc tính tròn ngày nên thường bắt đầu từ ngày 0 và được coi là 1 ngày)

– Kết thúc sử dụng: số ngày khấu hao = Tổng số ngày trong tháng – Ngày kết thúc sử dụng + 1 = Tổng số ngày trong tháng kết thúc – Số ngày sử dụng trong tháng bắt đầu (là cùng ngày nhưng khác năm).

– Giá trị khấu hao trong kỳ = Số ngày khấu hao x Giá trị khấu hao theo ngày.

– Khấu hao lũy kế sẽ là = Giá trị còn lại đầu kỳ + Giá trị khấu hao trong kỳ.

– Giá trị còn lại cuối kỳ sẽ là = Giá trị còn lại đầu kỳ – Giá trị khấu hao trong kỳ = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế.

Các thông tin khác của bảng trích khấu hao tài sản.

– Bộ phận sử dụng: Bởi vì doanh nghiệp có thể có nhiều bộ phận cho nên có thể theo dõi xem TSCĐ đang được dùng ở những bộ phận nào.

– Tài khoản chi phí: Sẽ tùy vào bộ phận sử dụng là bộ phận sản xuất trực tiếp hay bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý để có thể xác định được tài khoản chi phí phù hợp, giúp cho việc hạch toán và ghi sổ kế toán cũng sẽ dễ và thuận lợi hơn.

 

 

 

Xem thêm : Sửa lỗi lưu file Excel nó cứ bắt lưu một tên khác 2021

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo