HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Quỹ phòng chống thiên tai người lao động phải đóng bao nhiêu


Theo quy định, mỗi năm, người lao động đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai một ngày lương. Vậy năm 2021, mức đóng Qũy này là bao nhiêu tiền?

Quỹ phòng chống thiên tai người lao động phải đóng bao nhiêu

Mức đóng Quỹ phòng chống thiên tai 2021

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định:

Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 01 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng.

Trong đó, tiền lương ngày được trả cho 01 ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày (theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Mặt khác, căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP nên mức đóng Qũy phòng, chống thiên tai của người lao động năm 2021 vẫn tiếp tục giữ nguyên như năm 2020 như sau:

Đơn cử với những doanh nghiệp áp dụng số ngày làm việc bình thường 26 ngày/tháng thì số tiền đóng vào Quỹ phòng, chống thiên tai của người lao động trong năm 2021 như sau:

Vùng

Năm 2021

Mức lương tối thiểu vùng

(đồng/tháng)

Mức đóng Quỹ

(đồng/năm)

Vùng I

4.420.000

170.000

Vùng II

3.920.000

150.769

Vùng III

3.430.000

131.923

Vùng IV

3.070.000

118.077

 

8 trường hợp miễn đóng Quỹ phòng chống thiên tai

Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp pháp luật tạo điều kiện cho họ không phải đóng để giữ lại một khoản tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.

Cụ thể theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 94 nêu trên, đây là:

- Thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ;

- Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí;

- Sinh viên, học sinh đang học tập trung dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề;

- Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên;

- Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng/năm trở lên;

- Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; gia đình bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn; gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Xem thêm : Năm 2021, tiền lương làm thêm giờ có tăng hay không?

Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo