HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất Năm 2020


Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2020 áp dụng theo luật thuế TNCN và thông tư 111/2013/TT-BTC đối với thu nhập từ tiền lương tiền công

Trước khi tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân các bạn cần biết 2 vấn đề sau:

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

Tại sao phải nộp thuế thu nhập cá nhân ?

Góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân sách nhà nước: Trong xã hội hiện nay ở nước ta nền kinh tế đang trong quá trình phát triển mạnh và thua nhập của mỗi cá nhân ngày càng cao chính vì vậy thuế thu nhập cá nhân chính đóng góp vai trò quan trọng cho ngân sách nhà nước.

Góp phần thực hiện công bằng xã hội:  Những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có mức thu nhập cá nhân cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, họ có thu nhập có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy nộp thuế thu nhập cá nhân chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp tránh sự phân biệt đối sử giữa giàu và nghèo.

cách tính thuế thu nhập cá nhân 2020

Các văn bản chính sách thông tư áp dụng để tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020:

-Thông tư 111/2013/TT-BTC

- Thông tư 92/2015/TT-BTC

Dưới đây hockeoan.org sẽ hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 như sau:

Trước hết cần nhớ công thức tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 như sau:

(1). Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế  X  Thuế suất

(2). Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

(3). Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - các khoản được miễn thuế

Tóm lược:

Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thu nhập chịu thuế:

Là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

Tiền ăn giữa ca, ăn trưa

Theo Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH là không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Phụ cấp điện thoại

Xem chi tiết tại  Công văn 5274/TCT-TNCN ngày 09/12/2015, Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế

Phụ cấp trang phục

Theo Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC là không quá 5.000.000 đồng/người/năm.

Tiền công tác phí

Xem chi tiết tại Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế

Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

Ví dụ: Ban ngày được trả 6.000 đồng/giờ, làm thêm ban đêm được trả 10.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 6.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 4.000 đồng vượt trội không chịu thuế thu nhập cá nhân

Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN
 

 

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

Giảm trừ gia cảnh

– Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng.

– Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Đối với một người mới tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập cá nhân thì sẽ cảm thấy rất rắc rối như vậy Kế Toán Minh Việt sẽ tóm lược lại một cách cụ thể nhất về cách tính thuế TNCN năm 2020 để các bạn hiểu như sau nhé:

Dựa trên công thức về tính thuế thu nhập cá nhân trên

B1: Tính tổng thu nhập trong tháng bạn nhận được cộng hết vào

B2: Xác định các khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân

B3: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập trong tháng (B1) – Các khoản được miễn thuế (B2)

B4: Xác định các khoản được giảm trừ

Mỗi người chỉ được giảm trừ 1 nơi nên nếu có người lao động ký từ 2 nơi trở lên mà các nơi đều từ 3 tháng thì người này phải lựa chọn 1 nơi để được tính giảm trừ. Các nơi còn lại không được giảm trừ nữa.

+ Bản thân: 9tr/tháng (Không phải đăng ký)

+ Người phụ thuộc: Nếu người lao động có đăng ký người phụ thuộc thì các bạn xác định số người phụ thuộc của lao động đó trên mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN rồi nhân với 3,6tr

B5: Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ (2)

Nếu thu nhập tính thuế ra kết quả âm thì người lao động không phải nộp thuế thu nhập cá nhâ

Nếu thu nhập tính thuế ra kết quả dương thì tiến hành tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp: Chúng ta sẽ đối chiếu thu nhập tính thuế đó vào bảng thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần để xác định bậc thuế hay công thức tính ra số thuế TNCN phải nộp.

B6: Xác định công thức tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế  X  Thuế suất

Ví dụ minh họa về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 như sau:

Anh Đào Văn Hải ký hợp đồng lao động 36 tháng với Công ty ABX

 - Tháng 1 năm 2020,  Đào Văn Hải  nhận được các khoản thu nhập như sau:

+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 25.000.000

+ Phụ cấp ăn trưa: 800.000

+ Phụ cấp đi lại: 300.000

+ Tiền thưởng: 1.000.000

- Các thông tin khác:

+ Anh Hải  đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc trên mức lương 25 triệu. Tháng 1/2020: anh Hải  bị trích bảo hiểm trừ vào lương là: 2.100.000

- Anh Hải  có 1 con nhỏ và đã đăng ký người phụ thuộc tại Công ty ABX từ năm 2020.

Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Anh Hải  trong tháng 1 năm 2020

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế của Anh Hải :

Tổng thu nhập của Anh Hải  trong tháng 1 là:

 25.000.000 + 800.000 + 300.000 + 1.000.000 = 27.100.000

Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân (nằm ở các khoản phụ cấp)

Thu nhập được miễn thuế là: 730.000

Bước 3: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập  –  Các khoản thu nhập miễn thuế

 = 27.100.00 -  730.000 = 26.370.000

Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ (bản thân, người phụ thuộc, bảo hiểm)

Các khoản được giảm trừ của Anh Hải  gồm có:

+ Bản thân: 9.000.000

+ Người phụ thuộc : 3.600.000

+ Tiền đóng bảo hiểm: 2.100.000

=> Tổng các khoản được giảm trừ là: 9.000.000 + 3.600.000 + 2.100.000 = 14.700.000

 Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế

  Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế  –  Các khoản giảm trừ

 = 26.370.000 -  14.700.000 = 11.670.000

Bước 6: Xác định công thức tính thuế (theo bảng lũy tiến từng phần)

Với mức thu nhập chịu thuế là: 11.670.000

=> Thuộc bậc 3 => Công thức của bậc 3 theo cách 2 là: 15%*TNTT-0,75tr

Số thuế thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Anh Hải  trong tháng 1 năm 2019 là:

15% x 11.670.000 - 750.000 = 1.000.500

Ngoài ra con có công thức tính thuế thu nhập cá nhân rút dọn dự trên lũy tiến từng phần

Phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần khi tính thuế thu nhập cá nhân được cụ thể hoá theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Khai giảng các lớp học kế toán thuế thực hành thực tế cấp tốc mọi trình độ dạy thực hành kê khai báo cáo thuế quyết toán thuế

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo