HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Đặc điểm và nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định


Đặc điểm của hạch toán tài sản cố định là gì? Nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định là gì? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Đặc điểm của hạch toán tài sản cố định

Đề tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố:

  • Tư liệu lao động,
  • Đối tượng lao động
  • Lao động.

Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song, không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng qui định trong chế độ quản lý tài chính hiện  hành của nhà nước. Tùy theo điều kiện, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà nhà nước qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng của những tư liệu lao động được xác định là tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Nguyên giá tài sản phải xác định một cách đáng tin cậy;
  • Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
  • Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.

Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dẫn và giá trị của nó được chuyển dịch từng phẩn vào chỉ phí sản xuất - kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

Tài sản cố định ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị... có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu (lớn) và thời gian thu hồi vốn (trên 1 năm).

Vai trò của tài sản cố định và tốc độ tăng tài sản cố định trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triền sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng tài sản cố định.

hạch toán tài sản cố định

Hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp phải đảm bảo các nhiệm vụ sau chủ yếu sau:

1. Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng tài sản cố định, tạo điều kiện cung cấp thông tin đề kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng tài sản cố định và kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản cố định trong từng đơn vị

2. Tính toán và phân bố chính xác mức khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất - kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ qui định.

3. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.

4. Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm đổi mới , nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

5. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán tài sản cố định chế độ qui định.

6. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo qui định của nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng tài sản cố định tại đơn vị.

 

Bài viết tiếp theo:

Bài viết trước: Chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

 

Xem thêm:

>> Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo