HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 2021


Kê khai thường xuyên chính là một trong những phương pháp kế toán hàng tồn kho. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ được kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên lại không phải là điều dễ dàng. Tham khảo bài viết theo phương pháp sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 2021

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho theo Điều 23 Thông tư  200/2014/TT-BTC được quy định như sau:

“ …Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường;
  • Sản phẩm dở dang;
  • Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
  • Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp;
  • Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;”

Còn theo điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định hàng tồn kho như sau:

“… Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để bán hoặc sản xuất trong kỳ kinh doanh, sản xuất bình thường, gồm:

  • Nguyên liệu, vật liệu;
  • Hàng mua đang đi trên đường;
  • Công cụ, dụng cụ;
  • Thành phẩm;
  • Sản phẩm dở dang;
  • Hàng gửi bán;
  • Hàng hóa;”

Ngoài ra, tại điều 22 thông tư 133 và điều 23 thông tư 200 quy định có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho là: Phương pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Quản lý hàng tồn kho bằng phương pháp kê khai thường xuyên chính là quá trình theo dõi liên tục, thường xuyên và có hệ thống; Đồng thời, phản ánh tình hình, tồn, nhập, xuất của hàng tồn kho; Trong kỳ, giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào khi có chỉ thị yêu cầu báo cáo từ ban lãnh đạo.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ =  Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ + Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ.

Chứng từ sử dụng trong quá trình kê khai tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là:

  • Phiếu xuất kho, nhập kho. 
  • Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa.
  • ….

Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có đặc điểm gì?

So với các phương pháp khác thì kê khai thường xuyên có tính linh hoạt cao. Từ đó, giúp cho các bộ phận liên quan và bộ phận kho có thể kiểm soát, đánh giá về giá trị và  số lượng hàng tồn kho trong mọi thời điểm, trường hợp đột xuất.

Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp đưa ra các kế hoạch hoặc cho việc điều chỉnh chiến lược mới nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình quản lý và ghi chép. 

Phương pháp kê khai thường xuyên còn phù hợp với tất cả các đơn vị có giá trị hàng tồn kho lớn và sử dụng thường xuyên như: Máy móc, thiết bị hàng kỹ thuật công nghệ chất lượng cao, nguyên vật liệu, vật tư;…

Mọi tình hình biến động nhập, xuất, tăng, giảm và số hiện có của thành phẩm, vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản:

  • Thông tư 200: 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 và TK 158.
  • Thông tư 133: 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157.

Kế toán cuối kỳ sẽ đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho với thành phẩm, số liệu vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.

Tính giá vốn xuất kho

Căn cứ vào phương pháp tính giá và các chứng từ xuất kho mà doanh nghiệp áp dụng để kế toán tính giá hàng xuất kho theo công thức:

Giá trị hàng tồn kho trong kỳ = Giá trị hàng xuất kho trong kỳ x đơn giá tính cho hàng xuất kho trong kỳ 

Phương pháp hạch toán kế toán

+ Các nghiệp vụ làm tăng giá trị hàng tồn kho trong kỳ, ghi:

  • Nợ các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157, 158 (áp dụng TT200)
  • Nợ các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (áp dụng TT133)
  • Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)
  • Có TK 111,112, 331…:

+ Khi xuất bán hàng tồn kho:

(+) Ghi nhận giá vốn, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157, 158 (áp dụng TT200)
  • Có các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (áp dụng TT133).

(+) Ghi nhận doanh thu, ghi:

  • Nợ TK 111,112, 131
  • Có TK 511- Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

 

 

 

 

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo