HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Kế toán tiền lương và thuế thu nhập cá nhân 2021


Để tiến hành hoạt động SXKD, cần phải có 3 yêu tô' cơ bản là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là yếu tô' trung tâm, giữ vai trò quyết định trong quá trình kinh doanh. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người để sử dụng các tư liệu lao động nhằm biến những vật tự nhiên thành những vật có ích phục vụ cho nhu cẩu sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. 

Kế toán tiền lương và thuế thu nhập cá nhân 2021

Bản chất của tiển lương

Để tái sản xuất sức lao động, người lao động sau khi sử dụng sức lao động của mình tạo ra sản phẩm có ích thì sẽ được trả một số thù lao nhất định. Số thù lao mà doanh nghiệp frả cho người lao động được căn cứ vào thòi gian, khôi lượng và châ't lượng công việc mà họ đóng góp và được gọi là tiền lưong (hay tiền công).

Khi chuyển sang nên kinh tê' thị trường với nhiêu thành phần kinh tế tham gia HĐKD có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tiền lưomg được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Nhà nước định hướng cơ bản cho chính sách lương bằng hệ thông được áp dụng cho mỗi người lao động làm việc trong các thành phẩn kinh tế và Nhà nước, công nhận sự hoạt động của thị trường sức lao động. Theo đó, tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời chịu sự chi phôi của các quy luật kỉnh tế, trong đó có quy luật cung - cầu.

Trong cơ chế mới, cũng như các loại giá cả khác trên thị trường, tiền lương của người lao động ở khu vực SXKD do thị trường quyết định. Tuy nhiên sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền lương đôi với khu vực SXKD buộc các doanh nghiệp phải bảo đảm cho người lao động có thu nhập tòi thiểu do Nhà nước ban hành đê’ người lao động có thể ăn, ở, sinh hoạt và học tập ở mức cần thiết. Còn những người lao động ở khu vực HCSN hường lương theo chê' độ tiền lương do Nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độ nghiệp vụ cho từng đơn vị công tác, nguồn chi trả từ NSNN.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. Mặt khác tiền lương là một yêu tô' chi phí SXKD câ'u thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra tiền lương còn là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả SXKD, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.

Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Việc tính và trả lương cho người lao động có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo đặc điểm HĐKD, tính chất công việc và trình độ quản lý của đơn vị. Mục đích của chế độ tiền lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân pho'i theo lao động, khuyến khích và thức đẩy người lao động quan tâm đến kết quả công việc, từ đó nâng được hiệu quả kinh doanh. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức trả lương sau:

Trả lương theo thời gian

Theo hình thức này, tiền lương của người lao động được tính toán dựa ưên cơ sở định mức tiền công đã được xác định cho cồng việc và sô' đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày) thực tếlàm, với điều kiện công việc phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Tiền lương trả theo thời gian thường áp dụng cho các công việc khó xác định được sản phẩm lao động hoặc các công việc mà năng suất lao động không phụ thuộc vào máy móc, thiết bị hoặc quy trình sản xuất. Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian là đơn giản, dễ quản lý, tính toán nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tiền công của người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đên sự đóng góp lao động của họ vì thế sự khuyến khích tinh thần lao động bị hạn chế, người lao động chỉ đi làm cho đủ thời gian mà không quan tâm đêh chất lượng công việc của mình.

Tiền lương Thời gian         Đơn giá lương

=        X

theo thời gian làm việc thời gian

Hình thức trả lương theo thời gian có 2 loại là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn và hình thức ưả lương theo thời gian có thưởng.

* Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn

Trả lương theo thòi gian giản đơn bao gồm lương tháng và lương ngày.

-  Lương tháng: là tiền lương trả cô' định hàng tháng cho người lao động trên cơ sở hợp đổng lao động và thang lương, bậc lương cơ bản do Nhà nước quy định, thường được áp dụng cho nhân viên làm việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế.

Tiền lương tháng = Mức lương cơ bản X [hệ sốlương + hệ sô' phụ cấp lương nếu có)]

-  Lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc, áp dụng cho những công việc có thể châm công theo ngày. Để tính và trả lương cho công nhân viên căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương của một ngày

Lương                              Lương cơ bản                   

ngày   Số ngày làm việc theo chế độ quy định ương tháng

Lương tháng = lương ngày X sô'ngày làm việc thực tê'

-  Lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc được xác định là lương ngày chia (:) sô' giờ làm việc theo chê'độ quy định trong ngày.

-  Lương tuần: là sô' tiền được trả cho một tuần làm việc được xác định là lương tháng X 12 tháng chia (:) 52 tuần.

*  Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán và quản lý

*  Hạn chế: không gắn với kết quả SXKD nên không quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động. Vỉ thế, hình thức này không khuyến khích được người lao động tăng năng suâ't lao động và hiệu quả công tác.

• Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng

Thực chất của chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian giàn đơn với tiền thưởng khi người lao động đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc châ't lượng đã quy định như: thưởng năng suất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hoàn thành kịp tiến độ... Chê' độ này chủ yếu áp dụng đối với những công nhân làm việc như công nhân sửa chữa, công nhân điều khiển, công nhân làm việc ở những khâu có trình độ cơ khí hóa...

Tiền lương = Lương theo thời gian giản đơn + Tiền thưởng

Hình thức trả lương này vừa phản ánh trình độ làm việc thành thạo và thòi gian làm việc của người lao động, vừa gắn chặt thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đạt được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác. Do đó cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì chế độ tiền lương này ngày càng được mở rộng.

Trả lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo sô' lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu châ't lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu vể hạch toán kết quả lao động.

Hình thức tiền lương sản phẩm đa quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu nhập về tiền lương với kết quả, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Việc tính toán tiền lương cho người lao động cũng nhanh chóng kịp thời do tiền lương tính toán đơn giản dễ hiểu. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là do chú họng đến sô' lượng sản phẩm, người lao động sẽ không chú ý nhiểu đêh châ't lượng sản phẩm. Ngoài ra, người lao động chỉ nhận được tiền lương khi có sản phẩm làm ra, khi đơn vị gặp sự cố như mâ't điện, thiếu nguyên liệu... thì phương thức tính lương này lại không hiệu quả.

Căn cứ vào đơn giá tiền lương và đôi tượng trả lương, hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều hình thức khác nhau đó là:

* Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu đôi với công

nhân trực tiếp sản xuất ưong điểu kiện quy trình lao động của họ mang tính độc lập tương đôì, có thể định mức và kiểm ưa nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể riêng biệt. Tiền lương tính theo hình thức này căn cứ vào sô' lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá tiêrì lương của mỗi đơn vị sản phẩm.

Tiền lương Sản lượng Đơn giá tiền

=        X

phải trả         thực tế lương sản phẩm

*  Ưu điếm: thể hiện được mối quan hệ giữa tiền lương mà người lao động nhận được và kết quả lao động. Kích thích người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động nhằm tăng thư nhập. Cách tính lương này đơn giản, dễ tính.

* Hạn chế: dễ nảy sinh hiện tượng chạy đua theo sô' lượng coi nhẹ chất lượng, người lao động ít quan tâm đến tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn máy móc, công việc chung của tập thế.

• Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể

Hình thức này thường áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân và năng suâ't lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp thiết bị, sản xuât theo dây chuyền... Phương pháp này tính tổng tiền lương cho cả tập thế sau đó mới tiến hành phân bổ lương cho từng cá nhân dựa trên trình độ tay nghề tùng người. Cách tính tiền lương tập thể như sau:

+ Xác định đơn giá tiền lương:

ĐG = ZL / Qđm hoặc ĐG = ZL X T

Trong đó: - ĐG là đơn giá tiền lương theo sản phẩm tập thể

-  XL: tổng tiền lương tính theo cấp bậc của cả nhóm

-  Qđm: là định mức sản lượng

- T: là mức thời gian

+ Để tính toán ra tiền lương cho tùng người lao động, phương pháp phổ biến là dùng hệ sô' điểu chinh. Hệ số điều chỉnh được tính theo công thức:

H = TL/ZKi

Trong đó:

- H: là hệ SỐ điều chỉnh.

- TL: là tổng tiền lương tập thể người lao động nhận được.

-  XKi: là tổng tiền lương tập thể quy đổi theo cấp bậc và thời gian lao động

+ Sau khi tính được hệ số điều chinh, tiền lương của tùng người trong nhóm sẽ được tính theo công thức:

TLi = H X Ki

Trong đó:

- TLi: là tiền lương từng công nhân nhận được.

- Ki: là tiền lương quy đổi của từng công nhân.

* Ưu điểm: khuyên khích được công nhân trong nhóm nâng 'cao chất lượng trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của nhóm.

• Tuy thiên theo hình thức này, sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lưcmg của họ. Phân phôi tiền công chưa tính đến đầy đủ nguyên tắc phân phôi theo sô' lượng và chất lượng lao động.

• Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Đây là tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như bảo dưỡng máy móc thiết bị... Họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà gián tiếp ảnh hưởng đến năng suâ't lao động trực tiếp. Do đó, tiền lưong của lao động gián tiếp được tính dựa trên kết quả lao động của lao động trực tiếp và được tính như sau:

Đơn giá tiền lương được tính theo công thức:

DG = L/M X Q

Trong đó:

-         ĐG: là đơn giá tiền lương theo sản phẩm gián tiếp

-         L: là lương câp bậc của lao động gián tiếp

-         M: sô' máy phục vụ cùng loại

-         Q: Mức sản lượng cùa lao động trực tiếp

+ Tiền lương của lao động gián tiếp là:

L = ĐG XIQ

Trong đó:

£Q là tổng sô'sản phẩm do lao động trực tiếp đạt được.

Nói chung hình thức tính lương theo sản phẩm gián tiếp khuyên khích công nhân phục vụ tot cho công nhân chính nhung do phụ thuộc vào kết quả của công nhân chính nên việc tính lương chưa được chính xác, chưa đảm bảo đúng hao phí lao động mà công nhân phụ bỏ ra.

• Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng

Hình thức này là sự kết hợp tiền lương sản phẩm trực tiếp với tiền thưởng khỉ người lao động hoàn thành vượt mức kê hoạch về các chỉ tiêu quy đinh như tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suâ't lao động....

*  Ưu điểm: khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suât lao động tăng cao, tiết kiệm chi phí sản xuât.

*  Tuy nhiên, nếu xác định mức thưởng và hình thức thưởng không họp lý thì sẽ gây phản tác dụng vì vậy phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu điều kiện thưởng, nguồn tiền thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân.

*  Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến

Tiền lương sản phẩm lũy tiến là tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dựng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm. Tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào sô' lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau. Đơn giá cô' định đối với số sản phẩm trong mức quy định và đơn giá lũy tiên đổi với sản phẩm vượt định mức.

Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suâ't lao động nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng suất lao động có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động ờ các khâu khác nhau trong thòi điểm chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời hạn quy định... Tuy nhiên cách tính lương này dễ dẫn đến khả năng tốc độ tăng của tiển lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của năng suâ't lao động. Vì vậy, khi sản xuất đã ổn định, các điều kiện nêu trên không còn cẩn thiết thì cần chuyển sang hình thức tiền lương sản phẩm bình thường.

Trả lương khoán

Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành.

Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chê' độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động SXKD. Tiền thưởng bao gổm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong SXKD (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh, sáng kiến...).

Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như: lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sàn phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ...), tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép, đi học, tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương (hay tiền công) bao gổm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi một cách phân loại đểu có những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lọi cho công tác kê' toán nói riêng và quản lý nói chung, xét về mặt hiệu quả, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ.

- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ bao gồm: tiền lương cấp bậc, tiền thưởng trong sản xuất và các khoản phụ cấp có tính châ't tiền lương.

- Tiền lương phụ là bộ phận tiển lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất...

Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lưưng được chính xác mà còn cung câ'p thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương.

Các khoản trích theo tiền lương

Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

• Quỹ Bảo hiểm xã hội

-  Quỹ được hình thành do việc trích theo tỷ lệ quy định trên tổng SỐ tiền lương cap bậc và các khoản phụ câ'p (chức vụ, thâm niên...) của công nhân, viên chức, lao động thuộc đôĩ tượng đóng BHXH thực tế phát sinh trong kỳ.

- Theo Quyết định sổ 959/QĐ-BHXH ngày 09-9-2015 của BHXH Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01-12-2015 thì tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm năm 2016 vẫn giữ nguyên không thay đổi so với năm 2015. Tỷ lệ trích Quỹ BHXH là 26% tiền lương cơ bản dùng làm căn cứ đóng BHXH, trong đó 18% do doanh nghiệp đỏng góp, được tính vào chi phi kinh doanh, 8% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ % quy định có thể thay đôĩ trong tương lai.

- Quỹ BHXH được dùng để chi trả cho người lao động trong các trường hợp ô'm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghể nghiệp, hưu trí, tử tuất.

- Quỷ này do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý. Toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm.

• Quỹ Bảo hiểm y tế

- Quỹ này hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương của công nhận/ viên chức, lao động thuộc đôỉ tượng đóng BHYT thực tế phát sinh trong kỳ.

- Quỹ này được sừ dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí/ thuốc... cho người lao động ữong thời gian đau ôm, sinh đẻ, tai nạn lao động. Quỹ do cơ quan BHXH quản lý. Toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm.

- Tỷ lệ trích Quỹ BHYT là 4,5% tiền lương cơ bản dùng làm căn cứ đóng BHXH, trong đó 3,0% do doanh nghiệp đóng góp, tính vào chi phí kinh doanh và 1,5% do người lao động đóng và trừ vào thu nhập của người lao động.

• Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

- Quỹ được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương tháng của công nhân, viên chức lao động tham gia BHTN.

- Dùng đê thay thê' hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị that nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghể cũng như tìm việc làm mỏi thích hợp.

- Tỷ lệ trích là 2% tiền lương cơ bản dùng làm căn cứ đóng BHXH, trong đó 1% do người lao động đóng góp và trừ vào thu nhập của người lao động và 1% do doanh nghiệp đóng góp, tính vào chi phí kinh doanh và nộp cùng lúc vào Quỹ BHTN cho cơ quan quản lý quỹ.

• Kinh phí công đoàn

- Là nguổn kinh phí dùng để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức Công đoàn từ trung ương đến cơ sở, nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

-  Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định 2% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công và phụ câ'p thực tế phải trả cho người lao động (kể cả lao động họp đồng) tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn, doanh nghiệp phải nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp 35% sô' thu kinh phí công, 65% còn lại doanh nghiệp giữ để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

 

Xem thêm : Kế toán thuế thực hành nghiệp vụ P2

- Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo