HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Phương Pháp Và Quan Hệ Đối Ứng Tài Khoản


Phương pháp đối ứng tài khoản là gì và các yếu tố cấu thành phương pháp đối ứng tài khoản? Các quan hệ đối ứng kế toán và ghi sổ kép được chia sẻ trong bài viết dưới đây

Phương pháp đối ứng tài khoản là gì và các yếu tố cấu thành phương pháp đối ứng tài khoản?

Đối tượng của hạch toán kế toán là vốn với tính đa dạng, tính vận động, tính hai mặt… đòi hỏi phải có một phương pháp để quy nạp các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh trên chứng từ theo từng đối tượng ghi của hạch toán kế toán. Đó chính là phương pháp đối ứng tài khoản

Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Phương pháp đối ứng tài khoản bao gồm 2 bộ phận cấu thành là các quan hệ đối ứng kế toán và tài khoản kế toán

Phương pháp và quan hệ đối ứng tài khoản

Quan hệ đối ứng kế toán và ghi sổ kép

Các quan hệ đối ứng tài khoản

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng có thể quy các nghiệp vụ đó về 4 loại quan hệ đối ứng tài khoản sau:

Loại 1: tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác

Ví dụ: Nộp tiền mặt vào ngân hàng, Mua hàng hóa bằng tiền(tiền mặt, tiền gửi); khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp…

Loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, nó chỉ làm thay đổi kết cấu tài sản mà không thay đổi tổng số tài sản. Đăng thức kế toán cơ bản không bị thay đổi

Loại 2: Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác

Ví dụ: Trích lợi nhuận để lập quỹ thưởng; bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận…

Loại nghiệp vụ này khi xảy ra chỉ làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Tính cân bằng của đẳng thức kế toán không thay đổi

Loại 3: Tăng tài sản, tăng nguồn vốn

Ví dụ: Nhận tài sản từ các cổ đông, mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán…

Loại nghiệp vụ này là tăng quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều tăng lên một lượng như nhau. Tính cân bằng về lượng giữa chúng vẫn không bị ảnh hưởng

Loại 4: Giảm tài sản, giảm nguồn vốn

Ví dụ: Dùng TGNH trả nợ người bán; trả lương cho công nhân viên;…

Loại nghiệp vụ này làm giảm quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều giảm cùng 1 lượng , nhưng về tổng số, tài sản và nguồn vốn vẫn cân bằng.

Như vậy các nghiệp vụ kinh tế diễn ra bất kỳ như thế nào cũng đều không làm ảnh hưởng tới tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Trong mọi trường hợp, đẳng thức kế toán cơ bản luôn luôn được đảm bảo

Ghi kép vào tài khoản

Ghi kép vào tài khoản là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ đó

Ví dụ: Mua nguyên vật liệu nhập kho trả bằng TGNH 5.000.000đ

phương pháp và quan hệ đối ứng tài khoản

Để tránh nhầm lẫn có thể xảy ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán, trước khi ghi sổ người ta thường tiến hành định khoản

Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên Nợ và bên Có của những tài khoản kế toán nào với số tiền là bao nhiêu dựa trên chứng từ kế toán

Định khoản kế toán có 2 loại:

Định khoản giản đơn: là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản. Chẳng hạn, ví dụ trên được định khoản:

Nợ TK “nguyên vật liệu”: 5.00.000đ

Có TK “tiền gửi ngân hàng”: 5.000.000đ

Định khoản phức tạp: là định khoản liên quan ít nhất tới 3 tài khoản kế toán. Thực chất định khoản phức tạp là bội số của định khoản giản đơn, bao giờ kế toán cũng có thể phân định định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn

Ví dụ: Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt 1.000.000 đồng và trả nợ người bán 20.000.000 đồng

Nợ TK “tiền mặt” : 1.000.000đ

Nợ TK “phải trả người bán”: 20.000.000đ

Có TK “tiền gửi ngân hàng”: 21.000.000đ

Khi định khoản, cần tôn trọng các quy định sau:

  • Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau
  • Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi Có của các tài khoản liên quan trong cùng một định khoản
  • Không được gộp các định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp vì sẽ khó khăn cho công tác kiểm tra, đối chiếu tài liệu kế toán và làm mất tính rõ ràng của kế toán
  • Có thể tách định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn

Việc phản ánh một định khoản (giản đơn hay phức tạp) vào sổ kế toán (tài khoản ) được gọi là “Bút toán”. Theo nguyên tắc kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán(tháng. Quý, năm), kế toán phải tiến hành khóa sổ tài khoản đã sử dụng. Sau khi phản ánh các bút toán khóa sổ, công việc tiếp theo kế toán phải làm là tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản

Bài viết tiếp theo: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Bài viết trước: Tài khoản kế toán là gì?

 

BÀI VIẾT XEM THÊM

►  Khóa học kế toán tổng hợp cho người chưa biết gì (Đào tạo thực hành thực tế)

►  Dịch vụ làm báo cáo tài chính (Hỗ trợ tất cả các loại hình doanh nghiệp)

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo