HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TỐT NHẤT HIỆN NAY


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Phương Pháp Tổng Hợp Và Cân Đối Kế Toán


Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán, mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán và Mối quan hệ giữa các phương pháp hạch toán kế toán được Kế Toán Minh Việt chia sẻ trong bài viết dưới đây

Khái niệm và cơ sở hình thành phương pháp

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình vốn (dưới góc độ tài sản và nguồn vốn), tình hình kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán.

Những cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán với phương pháp luận biện chứng là cơ sở cho sự hình thành phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Thật vậy sự thống nhất về lượng thường xuyên được duy trì giữa hai mặt của vốn, sự bảo toàn vật chất trong quá trình vận động đã dẫn đến sự cân bằng giữa tăng, giảm; giữa Nợ, Có... và từ đó hình thành các quan hệ cân đối giữa một bên là số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ, bên kia là số phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ. Tính biện chứng của quá trình nhận thức trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ hình thành khái niệm đến phán đoán, phân tích trong xử lý thông tin kế toán... đã hình thành phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán một cách khoa học.

phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán được ứng dụng rộng rãi trong công tác kế toán: Có thể ứng dụng tổng hợp - cân đối trên từng bộ phận tài sản và nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh hoặc cân đối toàn bộ tài sản và nguồn vốn hoặc cân đối kết quả chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị hạch toán.

Hệ thống bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp này được trình bày ở phụ lục... Để thấy được mỗi liên hệ giữa tổng hợp và cân đối kế toán với các phương pháp khác của hạch toán kế toán và thấy được tầm quan trọng của nó, ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu khái quát về bảng cân đối kế toán.

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo tài sản và theo nguồn tình hình tài sản (nguôn vốn).

Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả..

Bảng cần đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Kết cầu của bảng gồm 2 phần:

  • Phần phản ánh vốn dưới góc độ biểu hiện gọi là "Tài sản"
  • Phần phản ánh vốn đưới góc độ nguồn hình thành gọi là “Nguồn vốn” hay vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Hai phần “Tài sản" và "Nguồn vốn" có thể kết cấu làm 2 bên (bên trái và bên phải) hoặc một bên (bên trên và bên dưới). Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần bao giờ cũng bằng nhau vì phản ánh cùng một lượng vốn, tức là:

Tài sản = Nguồn vốn

Mẫu: bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN Số
đầu
năm
Số
cuối
năm
NGUỒN VỐN Số
đầu
năm
Số
cuối
năm
A- tài sản ngắn hạn
I.Tiền và tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư
TC ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B- Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn
II.Tài sản  cố định
III. Các khoản đầu tư TC dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác
    A- Nợ Phải trả
I. Nợ ngắn hạn


II. Nợ dài hạn






B- Vốn chủ sở hữu
I.Vốn chủ sở hữu
II.Nguồn kinh phí quỹ khác


 
   
Tổng cộng tài sản     Tổng cộng
nguồn vốn
   

Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán

Trong thực tiễn cũng như trong lý luận kế toán, bảng cân đối kế toán thường được lập tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Giữa các kỳ lập báo cáo, các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi nhận vào tài khoản. Từ đó, tổng hợp số liệu để lập bảng cân đối kế toán. Có thể khái quát mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản và các phương pháp kế toán khác trên các nét chính như sau:

  • Đầu kỳ, căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước để mở sổ kế toán (tài khoản) mới và ghi vào chỉ tiêu “Số dư đầu kỳ” của các tài khoản tương ứng
  • Trong kỳ kinh doanh, căn cứ vào chứng từ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh, kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản liên quan
  • Cuối kỳ, khóa sổ tài khoản, xác định số dư của từng tài khoản và lấy số liệu để lập bảng cân đối kế toán mới

Mối quan hệ giữa các phương pháp hạch toán kế toán

Đề thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình và xuất phát từ đặc điểm của đối tượng phản ánh, hạch toán kế toán đã sử dụng một hệ thống bao gồm 4 phương pháp nói trên. Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống phương pháp hạch toán kế toán

Các chủ thể quản lý muốn có các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính trong một kỳ sản xuất kinh doanh nào đó của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh trong kỳ đã qua và đặt ra các mục tiêu trong tương lai thì kế toán phải sử dụng  phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán để thoả mãn được nhu cầu đó của chủ thể quản lý. Nhưng kế toán chỉ có thể tổng hợp và cân đối được trên cơ sở vân dụng mối quan hệ đối ứng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán. Việc ghi chép vào tài khoản kế toán không thể tiến hành bằng thước đo hiện vật được mà phải dùng thước đo giá trị, do đó phải tính giá các yếu tố sản xuất cũng như kết quả sản xuất, tính giá các yếu tố dự trữ cho lưu thông. Song, muốn tính giá và ghi chép vào tài khoản kế toán chính xác thì phải dựa trên một hệ thống chứng từ hợp lệ sao chép từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 

Bài viết tiếp theo: Chu trình kế toán trên sổ kế toán

Bài viết trước: Phương pháp và quan hệ đối ứng tài khoản

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo